13
Nha Trang !
Ra khỏi nhà ga, Dũng và Nga khấp khởi nửa mừng, nửa lo. Mừng vì cuộc hành trình vừa qua không có gì trắc trở. Chuyến tàu đêm, mọi người đều say ngủ, hàng hóa chất đầy, nên không ai để ý đến hai đứa trẻ ngồi khuất một chỗ. Nhưng bước chân vào thành phố thì nỗi lo ngại làm cho lòng họ không yên.
Dũng tự hỏi : liệu Nga có nhận ra được ngôi nhà thuở nhỏ giữa bao nhiêu ngôi nhà trong thành phố này không ?
Anh liếc nhìn Nga, và hiểu ngay Nga cũng đang trong tình trạng lo ngại ấy. Cả hai im lặng đi, nhớn nhác hết phố này qua phố khác… Chiều đến họ lần ra phía bờ biển.
- Anh Dũng coi kìa !
Phía trước mặt một dãy nhà kiểu biệt thự nằm dài trên bãi biển. Đứng xa nhìn lại bóng những ngôi nhà đó in hình trên mặt biển xanh lơ, đang nhuốm hồng dưới ánh nắng hoàng hôn.
Nga mừng rỡ :
- Đúng đây rồi ! Hồi nhỏ Nga đã ở đây.
Cô bé hăm hở kéo Dũng về phía ấy, tim đập rộn ràng. Qua mỗi biệt thự thấy có cây dừa nào trong vườn Dũng cũng chỉ cho Nga. Cô bé hồi hộp đến gần nhìn qua hàng rào rồi lại lắc đầu :
- Không, không phải nhà này.
Hy vọng tìm lại được căn nhà hồi thơ ấu mong manh, và cũng thực vất vả. Tuy vậy Nga như quên cả mệt nhọc, hễ nhác thấy bóng dừa thấp thoáng sau một hàng rào là cô bé lại kéo Dũng đi tới. Nắng chiều dần tắt. Dũng nghĩ đến chỗ trú nhờ qua đêm. Anh bảo Nga :
- Trời gần tối rồi. Chúng ta phải lo chỗ nghỉ đêm nay đã.
Nga cố nài :
- Ráng tìm thêm một đường phố này nữa, anh Dũng ạ.
Rồi Nga lại kéo Dũng đi, cho đến khi mệt nhoài, Nga choáng váng phải bám lấy Dũng. Anh phải can :
- Thôi để sáng mai, khỏe khoắn, Dũng sẽ đưa Nga rảo khắp thành phố. Thế nào Nga cũng tìm thấy.
Mệt quá, Nga đành theo Dũng, rầu rĩ quặt sang một đại lộ có hai hàng cây thẳng tắp chạy vào thành phố. Chợt Nga dừng lại, thốt gọi :
- Anh Dũng !....
Nga chỉ vào một ngôi nhà khuất sau hàng dừa cao lớn.
- Đây rồi. Chính ngôi nhà này đây. Ồ, anh Dũng ơi, chắc Nga không nhầm đâu.
Dũng hấp tấp theo Nga đến gần. Ngôi nhà không có tường ngăn, không có giậu sắt, chỉ có ít cây cảnh trồng thành hàng làm giới hạn phân chia ranh giới. Dũng lưỡng lự không dám xâm nhập vào vườn, nhưng Nga đã hối hả kéo anh tới thềm cửa. Dũng phân vân tự hỏi : phải chăng đây chính là nhà của cha mẹ Nga ? Dù sao thì hai đứa cũng đã đứng ở trước cửa rồi. Dũng rụt rè đưa tay lên bấm chuông, rồi lo lắng đứng đợi. Có tiếng vặn khóa và cánh cửa hé mở. Một đầu người ló ra nhìn rồi cau mặt gắt :
- Muốn xin tiền hả. Vậy mà cũng bấm chuông nữa !
Dũng cãi :
- Chúng tôi không phải là kẻ hành khất.
- Thế muốn gì chớ ?
Dũng cố tìm lời giải thích. Anh ấp úng nói :
- Trong nhà này... có một em gái tên là Nga... bị thất lạc từ hồi còn nhỏ...
Nhưng người đàn ông đã ngắt ngang :
- Tụi bây lộn xộn gì đó, ông bà chủ đây không có con và nhà này cũng không có ai tên Nga cả ! Thôi cút đi không tao thả chó ra cắn què bây giờ.
Cánh cửa đóng sập lại. Nga bật khóc nức nở. Dũng dìu Nga trở ra, nhưng tới lề đường, Nga nhất định không chịu đi đâu nữa. Cô bé ngồi bệt xuống vệ hè ôm mặt khóc tấm tức. Dũng cố an ủi Nga, cho rằng Nga có thể lầm. Nga càng nức nở hơn, và nhất định không chịu :
- Không, Nga nhất quyết đây là nhà Nga. Nga nhận ra mấy cây dừa, mấy bực thềm cửa mà có lần chơi lò cò Nga đã bị té.
Cô bé vén mái tóc xòa trên trán chỉ một vết sẹo nhỏ gần thái dương :
- Anh coi này, vết sẹo hồi Nga bị té hãy còn đây. Nga đâu có nhầm...
Dũng không muốn làm Nga buồn thêm nữa. Nga đã khăng khăng ngồi lại, nên Dũng cũng đành ngồi xuống bên cạnh. Trời đã sẫm tối. Gió biển thổi vào lành lạnh. Nhưng Nga không hay biết gì, cứ lẩm bẩm như trong cơn mê sảng.
- Nhà của Nga... nhà của cha mẹ Nga...
Một người đàn bà từ bên kia đường sang, rảo bước vào trong vườn. Nga vùng đứng lên, đuổi theo bà ta đến thềm cửa.
- Bà ơi !
Người đàn bà có tuổi giật mình quay lại.
- Gì đó em ?
Nga nước mắt ròng ròng :
- Bà ơi, hồi xưa em ở nhà này... em bị lạc lâu lắm rồi... nhưng em vẫn còn nhận được. Tên em là Nga...
Người đàn bà chăm chú nhìn Nga rồi thốt kêu :
- Nga... em vừa nói tên em là Nga ?
Bà dìu Nga vào trong nhà, bật sáng ngọn đèn, chăm chú nhìn vào mặt cô bé :
- Nga, trời ơi, có phải thật là bé Nga của vú đây không ?
Đôi tay run rẩy, bà nâng mặt Nga lên ngắm nghía vuốt ve :
- Phải, vú nhận ra em rồi, khuôn mặt này, cái cằm này, mái tóc óng mượt này, đúng là Nga của vú rồi. Trời đất thánh thần ơi, tôi mê hay tỉnh đây ? Nga !... Em đi đâu bây giờ mới về !
Bà ôm Nga vào lòng, nghẹn ngào :
- Nga, em không nhận ra vú sao ?... Vú nuôi em từ hồi mới lọt lòng... vú Tám của em đây mà cưng !
Nga lẩm bẩm :
- Vú Tám... vú Tám, vâng em nhớ ra rồi.
- Nga ơi, hồi em bị lạc cả nhà đều khóc hết nước mắt. Em lạc đi đâu ?... và sao nay lại trở về được... nói cho vú nghe đi...
Xúc động dâng nghẹn nơi cổ, Nga chỉ yên lặng khóc. Dũng kể đầu đuôi cho vú Tám nghe.
Nga hỏi :
- Ba má em đâu rồi vú ? Sao không cho em gặp ba má em đi ?
Bà vú vừa khóc, vừa hôn lên mặt Nga.
- Tội nghiệp, ba em chết rồi. Ông là một sĩ quan hải quân, thường xuống tàu đi luôn. Cách đây hai năm, sau một chuyến đi, ông trở về bị đau rồi mất. Ông thương nhớ em lắm, trên giường bệnh ông gọi tên em hoài.
Nga bưng mặt, nói không ra hơi :
- Còn má ?
- Khi ba em mất, má em không muốn ở lại Nha Trang nữa. Bao đau buồn xảy ra nơi đây, nên bà đã đi nơi khác.
- Thế ngôi nhà này ?
- Bà bán cho vợ chồng một người bạn, hiện nay đương nghỉ trên Đà lạt. Vú muốn theo bà, nhưng vú già rồi, lại quê vú ở đây nên vú nhận làm công cho ông bà chủ mới.
- Hiện giờ má em ở đâu ?
- Bán nhà này rồi, bà mua một nhà khác ở Sàigòn...
- Sàigòn ?
- Phải, ở đường Duy Tân, gần nhà thờ Đức Bà.
Nga và Dũng nhìn nhau. Họ bỗng hiểu tại sao Sáu Lung lại vội vã đem Nga đi nơi khác.
- Má ở Sàigòn ! Em sẽ về Sàigòn gặp má.
Cơn xúc động quá mạnh vẫn còn làm cho mặt Nga tái xanh và không ngớt run rẩy. Vú Tám nói :
- Em không thể đi ngay Sàigòn vào giờ này được cưng ạ. Để vú dọn chỗ ngủ, và để hai em ăn uống cho khỏe đã. Ông bà chủ đi vắng nhưng ở đây vú là quản gia. Với lại nếu có nhà chắc ông bà chủ cũng mừng lắm vì ông bà là bạn thân với ba má em khi xưa.
Nửa giờ sau, Nga thiếp ngủ trong căn phòng xinh xắn của cô thủa trước. Còn Dũng nằm bên ngoài có cửa sổ nhìn ra đại lộ. Anh nhìn mảnh trời sao hiện ngoài khuôn cửa và thấy lòng lâng lâng khoan khoái. Mục đích của anh thế là đã thực hiện. Ngày mai anh sẽ đưa Nga về Sàigòn, đến đường Duy Tân gặp mẹ. Hôm đầu gặp Dũng, Nga đã nói láo với anh rằng nhà cô ở đường Tự Do, một phố lớn ở Sàigòn. Phải chăng đây là một linh cảm ? Chỉ còn một quãng hành trình nữa, Nga sẽ sung sướng hoàn toàn, sẽ trở về sống trong một ngôi nhà tráng lệ, sẽ mặc những quần áo đẹp làm tăng thêm vẻ xinh xắn của cô. Từ nay Nga chẳng bao giờ đặt chân vào những ngõ hẻm lầy lội như bên Khánh Hội nữa, và biết đâu khi Nga gặp Dũng đứng bán báo trước nhà Bưu điện, cô bé lại chẳng nở một nụ cười thương hại...
Ý nghĩ ấy làm Dũng buồn se thắt. Anh ra đóng cửa sổ lại, quay về giường rồi cũng chợp ngủ luôn.
Ra khỏi nhà ga, Dũng và Nga khấp khởi nửa mừng, nửa lo. Mừng vì cuộc hành trình vừa qua không có gì trắc trở. Chuyến tàu đêm, mọi người đều say ngủ, hàng hóa chất đầy, nên không ai để ý đến hai đứa trẻ ngồi khuất một chỗ. Nhưng bước chân vào thành phố thì nỗi lo ngại làm cho lòng họ không yên.
Dũng tự hỏi : liệu Nga có nhận ra được ngôi nhà thuở nhỏ giữa bao nhiêu ngôi nhà trong thành phố này không ?
Anh liếc nhìn Nga, và hiểu ngay Nga cũng đang trong tình trạng lo ngại ấy. Cả hai im lặng đi, nhớn nhác hết phố này qua phố khác… Chiều đến họ lần ra phía bờ biển.
- Anh Dũng coi kìa !
Phía trước mặt một dãy nhà kiểu biệt thự nằm dài trên bãi biển. Đứng xa nhìn lại bóng những ngôi nhà đó in hình trên mặt biển xanh lơ, đang nhuốm hồng dưới ánh nắng hoàng hôn.
Nga mừng rỡ :
- Đúng đây rồi ! Hồi nhỏ Nga đã ở đây.
Cô bé hăm hở kéo Dũng về phía ấy, tim đập rộn ràng. Qua mỗi biệt thự thấy có cây dừa nào trong vườn Dũng cũng chỉ cho Nga. Cô bé hồi hộp đến gần nhìn qua hàng rào rồi lại lắc đầu :
- Không, không phải nhà này.
Hy vọng tìm lại được căn nhà hồi thơ ấu mong manh, và cũng thực vất vả. Tuy vậy Nga như quên cả mệt nhọc, hễ nhác thấy bóng dừa thấp thoáng sau một hàng rào là cô bé lại kéo Dũng đi tới. Nắng chiều dần tắt. Dũng nghĩ đến chỗ trú nhờ qua đêm. Anh bảo Nga :
- Trời gần tối rồi. Chúng ta phải lo chỗ nghỉ đêm nay đã.
Nga cố nài :
- Ráng tìm thêm một đường phố này nữa, anh Dũng ạ.
Rồi Nga lại kéo Dũng đi, cho đến khi mệt nhoài, Nga choáng váng phải bám lấy Dũng. Anh phải can :
- Thôi để sáng mai, khỏe khoắn, Dũng sẽ đưa Nga rảo khắp thành phố. Thế nào Nga cũng tìm thấy.
Mệt quá, Nga đành theo Dũng, rầu rĩ quặt sang một đại lộ có hai hàng cây thẳng tắp chạy vào thành phố. Chợt Nga dừng lại, thốt gọi :
- Anh Dũng !....
Nga chỉ vào một ngôi nhà khuất sau hàng dừa cao lớn.
- Đây rồi. Chính ngôi nhà này đây. Ồ, anh Dũng ơi, chắc Nga không nhầm đâu.
Dũng hấp tấp theo Nga đến gần. Ngôi nhà không có tường ngăn, không có giậu sắt, chỉ có ít cây cảnh trồng thành hàng làm giới hạn phân chia ranh giới. Dũng lưỡng lự không dám xâm nhập vào vườn, nhưng Nga đã hối hả kéo anh tới thềm cửa. Dũng phân vân tự hỏi : phải chăng đây chính là nhà của cha mẹ Nga ? Dù sao thì hai đứa cũng đã đứng ở trước cửa rồi. Dũng rụt rè đưa tay lên bấm chuông, rồi lo lắng đứng đợi. Có tiếng vặn khóa và cánh cửa hé mở. Một đầu người ló ra nhìn rồi cau mặt gắt :
- Muốn xin tiền hả. Vậy mà cũng bấm chuông nữa !
Dũng cãi :
- Chúng tôi không phải là kẻ hành khất.
- Thế muốn gì chớ ?
Dũng cố tìm lời giải thích. Anh ấp úng nói :
- Trong nhà này... có một em gái tên là Nga... bị thất lạc từ hồi còn nhỏ...
Nhưng người đàn ông đã ngắt ngang :
- Tụi bây lộn xộn gì đó, ông bà chủ đây không có con và nhà này cũng không có ai tên Nga cả ! Thôi cút đi không tao thả chó ra cắn què bây giờ.
Cánh cửa đóng sập lại. Nga bật khóc nức nở. Dũng dìu Nga trở ra, nhưng tới lề đường, Nga nhất định không chịu đi đâu nữa. Cô bé ngồi bệt xuống vệ hè ôm mặt khóc tấm tức. Dũng cố an ủi Nga, cho rằng Nga có thể lầm. Nga càng nức nở hơn, và nhất định không chịu :
- Không, Nga nhất quyết đây là nhà Nga. Nga nhận ra mấy cây dừa, mấy bực thềm cửa mà có lần chơi lò cò Nga đã bị té.
Cô bé vén mái tóc xòa trên trán chỉ một vết sẹo nhỏ gần thái dương :
- Anh coi này, vết sẹo hồi Nga bị té hãy còn đây. Nga đâu có nhầm...
Dũng không muốn làm Nga buồn thêm nữa. Nga đã khăng khăng ngồi lại, nên Dũng cũng đành ngồi xuống bên cạnh. Trời đã sẫm tối. Gió biển thổi vào lành lạnh. Nhưng Nga không hay biết gì, cứ lẩm bẩm như trong cơn mê sảng.
- Nhà của Nga... nhà của cha mẹ Nga...
Một người đàn bà từ bên kia đường sang, rảo bước vào trong vườn. Nga vùng đứng lên, đuổi theo bà ta đến thềm cửa.
- Bà ơi !
Người đàn bà có tuổi giật mình quay lại.
- Gì đó em ?
Nga nước mắt ròng ròng :
- Bà ơi, hồi xưa em ở nhà này... em bị lạc lâu lắm rồi... nhưng em vẫn còn nhận được. Tên em là Nga...
Người đàn bà chăm chú nhìn Nga rồi thốt kêu :
- Nga... em vừa nói tên em là Nga ?
Bà dìu Nga vào trong nhà, bật sáng ngọn đèn, chăm chú nhìn vào mặt cô bé :
- Nga, trời ơi, có phải thật là bé Nga của vú đây không ?
Đôi tay run rẩy, bà nâng mặt Nga lên ngắm nghía vuốt ve :
- Phải, vú nhận ra em rồi, khuôn mặt này, cái cằm này, mái tóc óng mượt này, đúng là Nga của vú rồi. Trời đất thánh thần ơi, tôi mê hay tỉnh đây ? Nga !... Em đi đâu bây giờ mới về !
Bà ôm Nga vào lòng, nghẹn ngào :
- Nga, em không nhận ra vú sao ?... Vú nuôi em từ hồi mới lọt lòng... vú Tám của em đây mà cưng !
Nga lẩm bẩm :
- Vú Tám... vú Tám, vâng em nhớ ra rồi.
- Nga ơi, hồi em bị lạc cả nhà đều khóc hết nước mắt. Em lạc đi đâu ?... và sao nay lại trở về được... nói cho vú nghe đi...
Xúc động dâng nghẹn nơi cổ, Nga chỉ yên lặng khóc. Dũng kể đầu đuôi cho vú Tám nghe.
Nga hỏi :
- Ba má em đâu rồi vú ? Sao không cho em gặp ba má em đi ?
Bà vú vừa khóc, vừa hôn lên mặt Nga.
- Tội nghiệp, ba em chết rồi. Ông là một sĩ quan hải quân, thường xuống tàu đi luôn. Cách đây hai năm, sau một chuyến đi, ông trở về bị đau rồi mất. Ông thương nhớ em lắm, trên giường bệnh ông gọi tên em hoài.
Nga bưng mặt, nói không ra hơi :
- Còn má ?
- Khi ba em mất, má em không muốn ở lại Nha Trang nữa. Bao đau buồn xảy ra nơi đây, nên bà đã đi nơi khác.
- Thế ngôi nhà này ?
- Bà bán cho vợ chồng một người bạn, hiện nay đương nghỉ trên Đà lạt. Vú muốn theo bà, nhưng vú già rồi, lại quê vú ở đây nên vú nhận làm công cho ông bà chủ mới.
- Hiện giờ má em ở đâu ?
- Bán nhà này rồi, bà mua một nhà khác ở Sàigòn...
- Sàigòn ?
- Phải, ở đường Duy Tân, gần nhà thờ Đức Bà.
Nga và Dũng nhìn nhau. Họ bỗng hiểu tại sao Sáu Lung lại vội vã đem Nga đi nơi khác.
- Má ở Sàigòn ! Em sẽ về Sàigòn gặp má.
Cơn xúc động quá mạnh vẫn còn làm cho mặt Nga tái xanh và không ngớt run rẩy. Vú Tám nói :
- Em không thể đi ngay Sàigòn vào giờ này được cưng ạ. Để vú dọn chỗ ngủ, và để hai em ăn uống cho khỏe đã. Ông bà chủ đi vắng nhưng ở đây vú là quản gia. Với lại nếu có nhà chắc ông bà chủ cũng mừng lắm vì ông bà là bạn thân với ba má em khi xưa.
Nửa giờ sau, Nga thiếp ngủ trong căn phòng xinh xắn của cô thủa trước. Còn Dũng nằm bên ngoài có cửa sổ nhìn ra đại lộ. Anh nhìn mảnh trời sao hiện ngoài khuôn cửa và thấy lòng lâng lâng khoan khoái. Mục đích của anh thế là đã thực hiện. Ngày mai anh sẽ đưa Nga về Sàigòn, đến đường Duy Tân gặp mẹ. Hôm đầu gặp Dũng, Nga đã nói láo với anh rằng nhà cô ở đường Tự Do, một phố lớn ở Sàigòn. Phải chăng đây là một linh cảm ? Chỉ còn một quãng hành trình nữa, Nga sẽ sung sướng hoàn toàn, sẽ trở về sống trong một ngôi nhà tráng lệ, sẽ mặc những quần áo đẹp làm tăng thêm vẻ xinh xắn của cô. Từ nay Nga chẳng bao giờ đặt chân vào những ngõ hẻm lầy lội như bên Khánh Hội nữa, và biết đâu khi Nga gặp Dũng đứng bán báo trước nhà Bưu điện, cô bé lại chẳng nở một nụ cười thương hại...
Ý nghĩ ấy làm Dũng buồn se thắt. Anh ra đóng cửa sổ lại, quay về giường rồi cũng chợp ngủ luôn.
14
Chuyến xe hoả tốc hành Nha Trang – Sàigòn phóng mình trên đường sắt giữa
cảnh thơ mộng của miền Trung. Nga và Dũng ngồi im lặng nhìn những ruộng
vườn, cây cối, loáng ánh nắng chạy trở lui hai bên đường tàu. Thỉnh
thoảng Nga lại quay nhìn Dũng, mỉm cười :
- Mừng quá, anh Dũng ạ. Thật nhờ có anh mà Nga được sung sướng như thế này !
Dũng cũng mỉm cười đáp lại.
Cuộc hành trình lần này đầy lạc quan và hứng khởi. Sáng nay vú Tám đã gọi điện cho bà chủ cũ báo tin mừng. Bà mẹ Nga muốn thân hành ra ngay Nha Trang đón con nhưng vì Nga và Dũng sẵn sàng lên tàu trở về Sàigòn nên bà đành nóng lòng đứng chờ ở sân ga.
Mỗi phút trôi qua là mỗi phút đưa Nga tới gần mẹ. Cô sắp được sà vào lòng người mẹ đã chín năm trời xa cách, nên cô nhắc luôn miệng :
- Anh Dũng ơi, Nga sướng quá !...
Dũng cũng rộn ràng không kém, mong chóng được chứng kiến cảnh đoàn tụ của mẹ con Nga.
Đoàn tàu vượt ngang giòng sông Đồng Nai đang lững lờ uốn khúc giữa những ruộng vườn xanh ngắt. Xa xa những tòa nhà cao của Sàigòn đã thấp thoáng hiện ra, đoàn tàu hãm bớt tốc lực đi vào thành phố. Nga, Dũng tựa bên cửa tàu chăm chú nhìn ra. Tàu ngừng lại ở ga. Trên sân người đứng đợi đông đảo. Một thiếu phụ dáng người lịch sự bận y phục màu đen đứng riêng một nơi, vẻ ngơ ngác bối rối. Dũng chỉ cho Nga thấy, Nga thốt reo :
- Má Nga đó rồi.
Và cuống cuồng cô bé nhảy vội xuống tàu :
- Má !... Má !
Hai mẹ con ôm chặt lấy nhau thổn thức.
- Trời ! con của má... Ngọc Nga của má !
Dũng không ngăn nổi xúc động, quẹt ngang nước mắt.
Nga chợt quay lại, bảo mẹ :
- Đây là anh Dũng đó má ạ. Nhờ anh mà con tìm ra được má.
Bà thiếu tá Long buông Nga, đến nắm chặt tay Dũng :
- Vú Tám có cho má biết trong điện tín.
Nga tiếp :
- Má chưa rõ hết chuyện đâu. Để rồi anh Dũng sẽ kể hết đầu đuôi cho má nghe.
Dũng lúng túng trước vẻ sang trọng quý phái của thiếu phụ, đỏ mặt ấp úng :
- Dạ... thưa... cháu cũng mừng lắm...
Chiếc xe hơi đợi ngoài ga đưa bà thiếu tá và đôi trẻ về đường Duy Tân. Xe quẹo vào cổng một ngôi biệt thự.
Giữa lúc xe đỗ lại trước thềm nhà, Dũng ngần ngại như thấy sứ mạng của mình đã chấm dứt. Anh đã đưa Nga về với mẹ cô, hai mẹ con lúc này còn quấn quít lấy nhau, còn cần thủ thỉ với nhau biết bao nhiêu chuyện.
Thấy Dũng ngập ngừng lui lại, Nga nắm tay Dũng lôi đi :
- Ồ, anh Dũng, vô nhà với Nga chứ.
Cửa mở vào một phòng khách rộng, thông sang một phòng ăn bày biện rất đẹp. Trên tường có hai khung ảnh lớn, một bức có hình một sĩ quan hải quân y phục đại trào ; còn bức kia có hình cô gái nhỏ trạc bốn năm tuổi đang ôm con búp bê trong tay.
Nga dừng lại rất lâu trước chân dung của cha. Hai giọt lệ lăn dài trên má.
Bà thiếu tá Long ghì chặt con vào lòng nghẹn ngào :
- Ba con đã thương nhớ con vô cùng...
Hai mẹ con đứng lặng rất lâu trước chân dung người quá cố. Dũng ý tứ rút lui sang một phòng kế cận. Đây là căn phòng nhỏ dùng làm chỗ nghỉ ngơi đọc sách, trang hoàng đẹp đẽ không kém gì phòng khách bên ngoài.
Đứng một mình trong căn phòng lộng lẫy Dũng cảm thấy áy náy, lạc lõng. Anh chợt nhìn qua cửa sổ, và bắt gặp một anh bán báo đi dưới đường. Anh nhận ra hình ảnh của anh trước kia và rồi đây hình ảnh đó sẽ còn tiếp tục. Hoàn cảnh nghèo nàn tự lập ấy Dũng đã vui lòng chấp nhận từ lâu. Dũng không hổ thẹn với hoàn cảnh, trái lại anh còn tự hào nữa. Nga chẳng đã phục anh như một "người lớn" là gì ! Và ông Hai Hòa, khi biết anh đã đem được Nga về với gia đình hẳn ông bằng lòng lắm. Nhưng Dũng không khỏi thở dài giữa khung cảnh sang trọng của nhà Nga. Anh thấy anh và Nga đã có một sự cách biệt. Dũng thầm nhủ :
- Mình nghèo quá… Dù sao cũng rất mừng cho Nga... Từ nay Nga sẽ sung sướng…
Nhớ đến ông Hai Hòa, Dũng thấy nóng lòng muốn trở về nhà. Ở phòng ngoài không nghe tiếng trò chuyện của mẹ con Nga nữa, hai mẹ con vừa dắt nhau lên lầu. Dũng trở ra phòng ăn, thấy trên bàn có bày sẵn đĩa bát cho ba người.
Anh mỉm cười :
- Bữa cơm đoàn tụ của mẹ con Nga. Mình sẽ dự phần với Nga.
Nhưng một ý nghĩ thoáng qua, Dũng xé mảnh giấy trong cuốn sổ tay, viết mấy chữ :
- Mừng quá, anh Dũng ạ. Thật nhờ có anh mà Nga được sung sướng như thế này !
Dũng cũng mỉm cười đáp lại.
Cuộc hành trình lần này đầy lạc quan và hứng khởi. Sáng nay vú Tám đã gọi điện cho bà chủ cũ báo tin mừng. Bà mẹ Nga muốn thân hành ra ngay Nha Trang đón con nhưng vì Nga và Dũng sẵn sàng lên tàu trở về Sàigòn nên bà đành nóng lòng đứng chờ ở sân ga.
Mỗi phút trôi qua là mỗi phút đưa Nga tới gần mẹ. Cô sắp được sà vào lòng người mẹ đã chín năm trời xa cách, nên cô nhắc luôn miệng :
- Anh Dũng ơi, Nga sướng quá !...
Dũng cũng rộn ràng không kém, mong chóng được chứng kiến cảnh đoàn tụ của mẹ con Nga.
Đoàn tàu vượt ngang giòng sông Đồng Nai đang lững lờ uốn khúc giữa những ruộng vườn xanh ngắt. Xa xa những tòa nhà cao của Sàigòn đã thấp thoáng hiện ra, đoàn tàu hãm bớt tốc lực đi vào thành phố. Nga, Dũng tựa bên cửa tàu chăm chú nhìn ra. Tàu ngừng lại ở ga. Trên sân người đứng đợi đông đảo. Một thiếu phụ dáng người lịch sự bận y phục màu đen đứng riêng một nơi, vẻ ngơ ngác bối rối. Dũng chỉ cho Nga thấy, Nga thốt reo :
- Má Nga đó rồi.
Và cuống cuồng cô bé nhảy vội xuống tàu :
- Má !... Má !
Hai mẹ con ôm chặt lấy nhau thổn thức.
- Trời ! con của má... Ngọc Nga của má !
Dũng không ngăn nổi xúc động, quẹt ngang nước mắt.
Nga chợt quay lại, bảo mẹ :
- Đây là anh Dũng đó má ạ. Nhờ anh mà con tìm ra được má.
Bà thiếu tá Long buông Nga, đến nắm chặt tay Dũng :
- Vú Tám có cho má biết trong điện tín.
Nga tiếp :
- Má chưa rõ hết chuyện đâu. Để rồi anh Dũng sẽ kể hết đầu đuôi cho má nghe.
Dũng lúng túng trước vẻ sang trọng quý phái của thiếu phụ, đỏ mặt ấp úng :
- Dạ... thưa... cháu cũng mừng lắm...
Chiếc xe hơi đợi ngoài ga đưa bà thiếu tá và đôi trẻ về đường Duy Tân. Xe quẹo vào cổng một ngôi biệt thự.
Giữa lúc xe đỗ lại trước thềm nhà, Dũng ngần ngại như thấy sứ mạng của mình đã chấm dứt. Anh đã đưa Nga về với mẹ cô, hai mẹ con lúc này còn quấn quít lấy nhau, còn cần thủ thỉ với nhau biết bao nhiêu chuyện.
Thấy Dũng ngập ngừng lui lại, Nga nắm tay Dũng lôi đi :
- Ồ, anh Dũng, vô nhà với Nga chứ.
Cửa mở vào một phòng khách rộng, thông sang một phòng ăn bày biện rất đẹp. Trên tường có hai khung ảnh lớn, một bức có hình một sĩ quan hải quân y phục đại trào ; còn bức kia có hình cô gái nhỏ trạc bốn năm tuổi đang ôm con búp bê trong tay.
Nga dừng lại rất lâu trước chân dung của cha. Hai giọt lệ lăn dài trên má.
Bà thiếu tá Long ghì chặt con vào lòng nghẹn ngào :
- Ba con đã thương nhớ con vô cùng...
Hai mẹ con đứng lặng rất lâu trước chân dung người quá cố. Dũng ý tứ rút lui sang một phòng kế cận. Đây là căn phòng nhỏ dùng làm chỗ nghỉ ngơi đọc sách, trang hoàng đẹp đẽ không kém gì phòng khách bên ngoài.
Đứng một mình trong căn phòng lộng lẫy Dũng cảm thấy áy náy, lạc lõng. Anh chợt nhìn qua cửa sổ, và bắt gặp một anh bán báo đi dưới đường. Anh nhận ra hình ảnh của anh trước kia và rồi đây hình ảnh đó sẽ còn tiếp tục. Hoàn cảnh nghèo nàn tự lập ấy Dũng đã vui lòng chấp nhận từ lâu. Dũng không hổ thẹn với hoàn cảnh, trái lại anh còn tự hào nữa. Nga chẳng đã phục anh như một "người lớn" là gì ! Và ông Hai Hòa, khi biết anh đã đem được Nga về với gia đình hẳn ông bằng lòng lắm. Nhưng Dũng không khỏi thở dài giữa khung cảnh sang trọng của nhà Nga. Anh thấy anh và Nga đã có một sự cách biệt. Dũng thầm nhủ :
- Mình nghèo quá… Dù sao cũng rất mừng cho Nga... Từ nay Nga sẽ sung sướng…
Nhớ đến ông Hai Hòa, Dũng thấy nóng lòng muốn trở về nhà. Ở phòng ngoài không nghe tiếng trò chuyện của mẹ con Nga nữa, hai mẹ con vừa dắt nhau lên lầu. Dũng trở ra phòng ăn, thấy trên bàn có bày sẵn đĩa bát cho ba người.
Anh mỉm cười :
- Bữa cơm đoàn tụ của mẹ con Nga. Mình sẽ dự phần với Nga.
Nhưng một ý nghĩ thoáng qua, Dũng xé mảnh giấy trong cuốn sổ tay, viết mấy chữ :
"Mừng ngày đoàn tụ của Nga, và cầu chúc Nga muôn vàn hạnh phúc."
DŨNG
Rồi đặt tấm giấy giữa bàn, anh rời phòng ăn, qua phòng khách, len lén bước ra khỏi cổng. Tới hè phố, Dũng chạy một mạch về với ông Hai.
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
1964