CHƯƠNG VI
Thế là Liên đi đã được một tuần. Mai buồn thấy rõ.
Hôm nào vào lớp, cô cũng thấy trống vắng làm sao. Một cô học sinh khác
ngồi cạnh Mai, nhưng Mai không muốn bắt chuyện. Mai nhớ Liên ghê !
Chiều nay đi học về, Mai bước nhẹ trên đường. Hôm nay phải học thêm buổi chiều, vì buổi sáng hôm qua có nghỉ hai giờ sau. Về đến nhà Mai thấy thằng Bình đứng tuốt đầu hẻm. Nó nhìn Mai ra vẻ bí mật. Mai định hỏi em, nhưng rồi thôi. Cô vào nhà. Thằng Bình lẽo đẽo theo sau, ánh mắt tinh quái và nghịch ngợm. Mai tức mình quay qua hỏi :
- Sao Bình cứ theo chị hoài vậy ?
- Tại em có cái này hay lắm.
Mai ngạc nhiên :
- Gì vậy ?
- Chị la em, em đâu có nói – Mà chuyện của chị cơ.
Mai ngạc nhiên thật sự :
- Của chị ?
- Dạ. Chị có thư.
Mai nhìn em xem nó nói thật hay chơi. Từ trước có bao giờ Mai nhận được thư ai đâu. Thằng Bình chạy vào, một lát nó cầm lá thư ra.
- Đây nè chị Mai.
Mai hấp tấp đón lấy lá thư trên tay em. Dòng chữ Liên hiện ra. Mai mừng tưởng muốn hét lên thành tiếng. Cô mở thư.
Paris ngày…
Mai thương,
Liên qua đến đây lúc mười giờ sáng hôm nay. Anh Tấn ra đón Liên ở phi trường và hai anh em về thẳng nhà. Trời lạnh ghê ! Và Liên thấy tuyết Mai ạ. Tuyết không rơi nhiều nhưng bay nhè nhẹ như những mảnh bông gòn nhỏ phất phơ trong gió. Liên lại tả cảnh rồi hả Mai ?
Mai ơi, Liên qua đến 10 giờ thì tối nay Liên viết thư cho Mai liền đây. Không biết giờ này Mai của Liên đang làm gì ? Trường mình vẫn đẹp chứ hả Mai ? Liên lẩm cẩm ghê đi Mai nhỉ, vì trường mình thì bao giờ chả đẹp. Vả lại, Liên mới đi chỉ hai ngày thôi mà. Hôm kia chính Liên còn đến trường đón Mai để cùng ra phi cảng mà. Ừ Mai này, Liên vừa xa Việt Nam mà sao Liên cảm thấy như mình xa quê hương từ bao giờ vậy. Ở đây cái gì cũng lạ lùng với Liên, lạnh nhạt với Liên. Liên nhớ nhà quá Mai ơi, nhất là Liên nhớ Mai. Mai có đánh bím tóc để thả xuống vai không ? Liên sẽ để tóc dài luôn Mai ạ, cho mái tóc hai đứa mình giống nhau. Liên còn nhớ Mai đã nói là chỉ trừ khi nào Mai chết đi, ai muốn làm gì tóc Mai thì làm chớ bây giờ, Mai còn sống thì nhất định không bao giờ Mai cắt tóc đi. Phải thế không Mai ? Mai thấy Liên tài ghê chưa, Liên nhớ cả những ý nghĩ của Mai nữa, những câu nói nho nhỏ của Mai.
Có bao giờ Liên quên Mai được đâu. À để ít hôm Liên quen phố xá rồi, Liên sẽ đi phố mua quà gởi về cho Mai nhe. Bên này thì có nhiều cái đẹp là cái chắc rồi há Mai há. Anh Tấn nói với Liên là ngày mai anh ấy sẽ dẫn Liên đi phố, mua hàng vải cho Liên may đồ. Anh Tấn nói bên này hàng vải nhiều thứ đẹp lắm. Để Liên cũng sẽ gởi về cho Mai nữa.
Lạnh ghê Mai ơi ! Liên mặc ba áo mà còn run cầm cập đó. Mai thấy chữ của Liên khó đọc đó là tại tay Liên run nhiều. Anh Tấn thì vẫn thản nhiên, vì anh đã chịu quen rồi. Chỉ tội cho Liên thôi. Mai có thấy thương Liên không hở Mai ?
Mai nhớ cho Liên kính lời thăm ba má Mai và trìu mến thăm các em. À, đừng quên gốc cây phượng của tụi mình nhé Mai. Hãy đến ngồi đó để nhớ nhau.
Thôi thư khá dài, Liên dừng bút đây. Rất mong thư Mai và xin Chúa che chở Mai của Liên luôn luôn.
Thân, thương Mai nhiều.
Bạn Mai
ĐỖ THỊ ĐĂNG LIÊN
Mai gấp lá thư của bạn, cho vào cặp rồi đi thay áo, vì từ lúc đi học về, thằng Bình đưa lá thư là Mai để nguyên quần áo dài đang mặc, bóc vội thư bạn ra coi. Mẹ Mai thấy con về, vẻ mặt lại vui. Vì lúc nãy đến giờ bà ở sau bếp nên không để ý đến việc Mai nhận được thư Liên. Mai khoe :
- Má nè, con nhận được thư Liên.
Bà Tình hỏi :
- Thế à ? Nhận bao giờ, sao má không hay ?
Thằng Bình lúc đó đứng gần, chen vào :
- Dạ, tại buổi sáng ông đưa thư đến thì má đi chợ rồi.
Bà Tình "à" một tiếng. Mai tiếp :
- Nó kính lời thăm má – Liên nói nhớ Việt Nam lắm má ơi !
Bà Tình cười :
- Thì bắt buộc phải nhớ chớ sao không, con ? Má mà cho đi má cũng không đi đâu.
- Sao vậy má ?
- Qua bển không phải dân tình mình, sống sao nổi con.
Mai chắc lưỡi :
- Con thì cho con là con đi.
Bà Tình nói :
- Con khác. Tuổi trẻ mới cần đi đây đi đó. Má già rồi.
Mai nghe thương má quá – Má mai thì lúc nào cũng thương và chìu theo ý các con. Mai tự hiểu rằng mình không thể sống thiếu mẹ được. Cơm chiều xong, Mai dọn dẹp đọc kinh sớm. Ba Mai đi trực ở sở buổi tối không về. Mai lấy giấy bút ra viết thư trả lời cho Liên.
Saigon ngày…
Liên thương,
Chiều nay cô Tâm dạy thêm hai giờ Pháp văn Liên ạ. Mai đi học một mình buồn quá Liên ơi ! Thấm thoát mà Liên và Mai đã xa nhau tuần lễ. Mai vừa về đến nhà thì em Mai nó đưa lá thư Liên gởi cho Mai. Mai mừng quá, chả kịp thay quần áo gì, Mai bóc thư Liên ra đọc ngay. Vừa đọc, Mai vừa tưởng tượng Liên đang run cầm cập bên lò sưởi mà viết thư cho Mai. Có đúng như vậy không hở Liên ?
Liên ơi ! Liên nhớ Mai chớ bộ Mai không nhớ Liên sao ? Mai thấy là mai nhớ Liên nhiều nhiều hơn là Liên nhớ Mai nữa kìa. Bởi vì sao Liên biết không ? Vì Liên qua bên đó có những cái lạ lùng mới mẻ quyến rũ Liên, Liên nhớ thì cũng sơ sơ. Còn Mai, Mai phải hàng ngày ngồi vào chỗ cũ, mà không có Liên bên cạnh. Tiếng chuông reo tan trường mà thu xếp sách vở một mình. Mai buồn quá, có hôm Mai ứa nước mắt, mấy chị bạn ái ngại nhìn Mai mà Mai cũng chả thèm lau nữa, kệ họ nhìn.
Liên à,
Mai vẫn thường ra gốc cây để ngồi trong giờ chơi đó Liên. Nhưng Mai ngồi có một mình thôi. Liên đi rồi, Mai không chơi với ai hết. Tại vì lúc đi, Liên nhớ không, hai đứa mình đã giao kết rồi mà. Không được thương người bạn nào nữa hết mà, Liên nhớ không.
Mấy hôm nay Saigon mưa rồi Liên, tuy chỉ mới bắt đầu thôi. Trời âm u và buồn. Liên đi thì trời còn nắng. Chắc tại trời khóc thương hai đứa mình xa nhau đó Liên nhỉ ?
Mai lẩm cẩm ghê, nhớ Liên mà chả chịu lấy hình Liên xem. Tại sợ càng xem thì càng nhớ Liên ạ. Má Mai nói Liên dễ thương, má Mai cũng thăm Liên sức khỏe đó. Hồi chiều lấy thư, Mai đọc xong, khoe với má Mai. Má Mai cũng mừng là Liên cũng được bình yên.
Liên nhớ cầu nguyện nhiều nghe Liên. Đứng quên buổi chiều cuối cùng hai đứa mình ngồi bên nhau trong nhà nguyện. Liên đã cầu nguyện những gì ? Chắc thế nào Chúa cũng chấp nhận lời cầu xin của chúng mình.
Thương chúc Liên của Mai vui khỏe và học hành có kết quả. Nhớ thư đều về cho Mai nghe.
Thương Liên nhất,
Bạn Liên
NGUYỄN THỊ TỪ MAI
Mai bỏ thư vào bì. Cô bước ra sân. Bà Tình đang ngồi trước nhà. Mai nhắc cái ghế đẩu bên cạnh mẹ, ngồi xuống. Gió mát thổi mấy sợi tóc Mai bay tung. Ở nhà Mai búi tóc lên. Tóc Mai dài và nhiều nên búi lên trông rất đẹp. Bà Tình nhìn con thương mến. Mai gợi chuyện :
- Má à, sao má không đi bác sĩ, dạo này con thấy má yếu ghê.
Mà quả thật vậy, dạo sau này bà Tình yếu đi thấy rõ. Tại vì phải gánh vác một gia đình, lo lắng nhiều việc mà bà vốn đã có bịnh tim sẵn, bà yếu ớt hẳn đi. Cơn mệt tim đã nhiều lần làm khổ bà… Mai còn nhớ rõ, một hôm má Mai đang cho heo ăn sau nhà, bỗng nhiên từ từ quỵ xuống. Cơn mệt bất thình lình kéo tới. Có mấy chị em ở nhà, Mai không biết làm sao hơn là khiêng mẹ vào trong nhà rồi đánh dầu. Bà Tình tỉnh dậy liền sau đó, nhưng cũng từ đó, bà đâm ra yếu hẳn đi. Đã nhiều lần ông Tình khuyên bà nên đi bác sĩ, nhưng bà không chịu, cứ lần lựa mãi sợ tốn tiền. Một hôm ông nói quá bà mới chịu đi nhà thương bình dân. Ở đó người ta cho biết là bà Tình bị sưng cuống tim phải chạy chữa gấp.
Mai thấy má mình gầy và xanh, Mai không để cho mẹ làm gì. Cô đi học về là giặt giũ, nấu ăn. Nhưng bà Tình không muốn con khổ sở, nên bà thường tự tay làm lấy những lúc Mai đi học vắng.
Gió mát thổi lồng lộng. Hai mẹ con ngồi bên nhau. Mấy đứa nhỏ đang học bài trong nhà. Bà Tình lên tiếng :
- Thật má không biết nói sao – Vật giá lúc này cao quá.
Mai im lặng. Bà Tình nói tiếp :
- Con nhớ không, hồi đó má đi chợ một ngày năm ba chục, mà bây giờ ba trăm vẫn chưa đủ.
Câu nói của bà Tình gợi cho Mai nhớ những ngày tháng gia đình Mai còn ở Kiến Phong, quận Cao Lãnh. Hồi đó ông Tình được cấp cho một căn nhà của Chánh phủ. Căn nhà, Mai nhớ rất rõ, nằm ngay mặt đường. Hồi đó, Mai học lớp nhì, nhưng rất thích trồng cây hơn là học bài. Mỗi ngày đi học, giữa đường thấy có cây nào đẹp là Mai lén bứng về trồng trước nhà mình. Mai trồng nhiều nhất là bông cúc dao. Bông mầu tím, nhỏ bằng đầu ngón tay cái, có từng múi nho nhỏ kết lại với nhau. Trong những múi đó là mầm sống của hoa. Những hạt mầm đen đen đó, khi hoa tàn rụng xuống sẽ nẩy mầm thành những cây mới. Hoa không có mùi hương gì, nhưng Mai thích là vì nhìn thấy nó đẹp mắt, với lại nó có một vẻ nho nhỏ dễ thương. Mai cũng thích trồng hoa mười giờ, loại hoa dễ trồng nhất. Trước sân nhà Mai buổi sáng trông đỏ hồng mặt đất vì hoa mười giờ nở.
Nhà Mai ở, con đường cái thẳng băng luôn luôn ồn ào vì tiếng xe lôi. Xe lôi là một loại xe chỉ được sử dụng ở một số tỉnh miền Tây mà điển hình là tỉnh Kiến Phong. Xe gồm một cái thùng đóng bằng thiếc đủ cho hai người ngồi, dưới có hai bánh xe. Trước thùng, người ta móc vào với một chiếc mô bi lét. Và xe chạy dễ dàng. Bên kia đường cái là sân vận động. Sân vận động có một khán đài bằng gỗ rất đẹp. Tụi Mai thường chui vào sân vận động để lên nhà đó chơi năm mười. Sân vận động trồng cỏ nhung trông rất mượt, có chỗ chơi tê-nít, có chỗ chơi bóng rổ, chơi banh. Đi khỏi sân vận động là một thửa rừng rậm rạp. Bọn Mai thường vào đó hái trái cây dại hay bắt dế, cào cào. Đi lên một khoảng nữa là nhà thờ mới. Sở dĩ gọi là nhà thờ mới là vì quận đã có một ngôi nhà thờ rồi. Ngôi nhà thờ đã cũ, xây từ thời Pháp nên tường ngói loang lổ, đổ nát nhiều nơi. Cha Sở mới quyên tiền bổn đạo mà xây một ngôi nhà khác, dân chúng quen miệng gọi là nhà thờ mới. Nhà thờ xây mất một tháng, kiến trúc đơn sơ mà thanh nhã. Chung quanh nhà thờ mới, cha Sở cho trồng những loại hoa đẹp. Mấy đứa con nít bằng tuổi Mai, đi nhà thờ cứ lén bứt bông bị ông từ rượt chạy có cờ. Phía sau nhà Mai một khoảng là bờ sông. Con sông không rộng nhưng sâu, trên bờ sông người ta làm những miếng gỗ nhô ra để giặt giũ, tắm rửa. Bọn Mai thường ra đó tắm. Thường thường mùa mía, ghe mía người ta ra chợ, thế nào cũng ngang đó ghé bán. Lúc đó mía rất rẻ, một bó mười hai cây to chỉ mất có sáu đồng. Mai thường cùng chúng bạn mua mía, rồi vừa tắm vừa ăn. Ở gần bờ sông có nhà bà Tám. Bà Tám bán hàng quán trẻ con. Trước nhà bà có cây trứng cá rất to, nhiều trái. Những trái trứng cá đó, mọng nước, ăn vào ngọt ngon vô cùng. Bọn Mai thường đến nhà bà ngồi nghe bà kể chuyện. Bà Tám không có con cái, sống một thân một mình trong căn nhà nhỏ, bán kẹo bánh cho con nít. Bà rất thương Mai, có lẽ tại Mai là đứa nhỏ lễ phép nhất trong bọn hay mò đến nhà bà. Bà Tám thường cho Mai mượn lồng để hái trứng cá ăn, không phải leo lên như mấy đứa khác. Bà nói leo lên như thế, vừa hái được ít, vừa nhỡ ra mà sẩy tay té xuống thì nguy. Hơn nữa, con gái không nên leo trèo. Có những buổi tối, học bài xong đã tám, chín giờ, Mai lần mò ra nhà bà Tám. Đêm yên tĩnh, bà Tám ngồi trên chiếc chõng tre kê trước nhà. Thấy Mai qua thế nào bà cũng lấy kẹo bánh cho ăn và kể chuyện đời xưa. Răng bà đã rụng nhiều nên cách phát âm của bà không được đúng lắm, hơi khó nghe là khác. Thế mà Mai vẫn nghe và hiểu. Do đó bà Tám chịu kể chuyện cho Mai nghe nhất. Có những hôm bà ngồi nói chuyện Mai nghe đến khuya rồi mới dẫn Mai về nhà, xong bà mới về ngủ. Những kỷ niệm thời thơ ấu đó, Mai chẳng bao giờ quên được dù đã sáu, bảy năm trôi qua rồi. Mai làm sao quên được những lần bà ngoại Mai từ Huế vào tận cao Lãnh thăm con gái và các cháu. Những tháng ngày đó thật là thần tiên. Bà ngoại dắt Mai đi chợ, mua đồ nấu ăn, nhất là những ngày đó lại là ngày hè của Mai.
Mai còn nhớ có một hôm, bà ngoại thấy dưa hấu ngon nên mua về một trái thật to. Hôm đó cả nhà lại đi vắng, chỉ có Mai và ngoại ở nhà. Mai một mình ăn gần hết nửa trái. Tối đau bụng khóc, mẹ Mai ngạc nhiên hỏi tại sao. Mai giấu, bảo là không hiểu tại sao đau. Đến lúc bà ngoại xuống tìm nửa trái dưa mang lên cho cả nhà ăn thì mới hay là nó đã không cánh mà bay mất rồi. Hôm đó Mai bị cả nhà cười cho một trận nên thân. Từ đó, Mai bỏ luôn tật ăn tham.
Thấy con ngồi ngẩn ngơ, bà Tình hỏi :
- Kìa Mai, nghĩ gì mà ngẩn ngơ vậy ?
Mai giật mình đáp lời mẹ :
- Thưa má, con nhớ Cao Lãnh.
- Ừ, Cao Lãnh…
Bà Tình như chợt nhớ ra :
- À, con nhớ bà thú y không ?
Mai đáp :
- Dạ nhớ.
Bà "thú y" là bà Trưởng Ty Thú Y, hồi đó ở trước mặt nhà Mai. Bà rất hiền, có bốn người con trai chớ không có con gái. Mai nhớ trong bốn người con của bà thì hết hai anh vào chủng viện. Đó là hai anh lớn. Còn anh Ngữ và anh Dụng hồi đó hơn Mai bốn, năm tuổi thì vẫn còn ở nhà đi học. Mấy anh đó thương Mai lắm, vì Mai không có anh. Hôm nào mấy anh ấy đi đá banh lãnh thưởng về là thế nào cũng mang ra cho Mai. Nghe mẹ nhắc đến, Mai chợt nghe nhớ mấy người hàng xóm ở Cao Lãnh. Mai hỏi mẹ :
- Thưa má, con nhớ, mà chi vậy má ?
- Cách đây mấy hôm má có gặp bà thú y.
Mai nhổm người lên :
- Thiệt hả má ?
- Chẳng lẽ má nói chơi.
Mai mừng rỡ :
- Bả còn nhớ mình không má ?
- Nhớ chớ.
- Còn…
Mai ngập ngừng, cô muốn hỏi về Ngữ và Dụng. Mẹ Mai như hiểu ý con :
- Má gặp bà ấy, bà hỏi thăm mấy đứa bây lớn không. Bả nói con chắc dạo này lớn đại rồi.
Rồi bà Tình thở dài :
- Bà ấy thế mà buồn.
- Dạ sao vậy má ?
- Thì thằng Ngữ đó, nó chết rồi.
Mai thảng thốt :
- Chết ?
Cô nghe rùng mình. Anh Ngữ chết rồi ! Bà Tình tiếp :
- Nó thi đậu phần II xong đi lính, ra trường có bốn tháng đã chết. Bà ấy buồn lắm.
Mai im lặng. Hai mẹ con đứng lên đi vào nhà. Mai đến bàn học, giở tập học bài trong khi mẹ Mai đi mắc mùng cho mấy đứa nhỏ. Mẹ Mai không cho Mai làm mấy việc lặt vặt như vậy. Mẹ Mai cho là Mai đã làm nhiều rồi. Hình ảnh anh Ngữ và những lời nói của mẹ như văng vẳng bên tai Mai. Cô thấy bài vở hơi nhảy múa. Tự nhiên Mai liên tưởng đến cái chết của một người thân nào đó trong gia đình mình. Và nếu… nếu mà… Mai không dám nghĩ tiếp là nếu mà ba, má hay một đứa em nào của Mai chết, không biết Mai sẽ đau khổ tới đâu…
Chiều nay đi học về, Mai bước nhẹ trên đường. Hôm nay phải học thêm buổi chiều, vì buổi sáng hôm qua có nghỉ hai giờ sau. Về đến nhà Mai thấy thằng Bình đứng tuốt đầu hẻm. Nó nhìn Mai ra vẻ bí mật. Mai định hỏi em, nhưng rồi thôi. Cô vào nhà. Thằng Bình lẽo đẽo theo sau, ánh mắt tinh quái và nghịch ngợm. Mai tức mình quay qua hỏi :
- Sao Bình cứ theo chị hoài vậy ?
- Tại em có cái này hay lắm.
Mai ngạc nhiên :
- Gì vậy ?
- Chị la em, em đâu có nói – Mà chuyện của chị cơ.
Mai ngạc nhiên thật sự :
- Của chị ?
- Dạ. Chị có thư.
Mai nhìn em xem nó nói thật hay chơi. Từ trước có bao giờ Mai nhận được thư ai đâu. Thằng Bình chạy vào, một lát nó cầm lá thư ra.
- Đây nè chị Mai.
Mai hấp tấp đón lấy lá thư trên tay em. Dòng chữ Liên hiện ra. Mai mừng tưởng muốn hét lên thành tiếng. Cô mở thư.
Paris ngày…
Mai thương,
Liên qua đến đây lúc mười giờ sáng hôm nay. Anh Tấn ra đón Liên ở phi trường và hai anh em về thẳng nhà. Trời lạnh ghê ! Và Liên thấy tuyết Mai ạ. Tuyết không rơi nhiều nhưng bay nhè nhẹ như những mảnh bông gòn nhỏ phất phơ trong gió. Liên lại tả cảnh rồi hả Mai ?
Mai ơi, Liên qua đến 10 giờ thì tối nay Liên viết thư cho Mai liền đây. Không biết giờ này Mai của Liên đang làm gì ? Trường mình vẫn đẹp chứ hả Mai ? Liên lẩm cẩm ghê đi Mai nhỉ, vì trường mình thì bao giờ chả đẹp. Vả lại, Liên mới đi chỉ hai ngày thôi mà. Hôm kia chính Liên còn đến trường đón Mai để cùng ra phi cảng mà. Ừ Mai này, Liên vừa xa Việt Nam mà sao Liên cảm thấy như mình xa quê hương từ bao giờ vậy. Ở đây cái gì cũng lạ lùng với Liên, lạnh nhạt với Liên. Liên nhớ nhà quá Mai ơi, nhất là Liên nhớ Mai. Mai có đánh bím tóc để thả xuống vai không ? Liên sẽ để tóc dài luôn Mai ạ, cho mái tóc hai đứa mình giống nhau. Liên còn nhớ Mai đã nói là chỉ trừ khi nào Mai chết đi, ai muốn làm gì tóc Mai thì làm chớ bây giờ, Mai còn sống thì nhất định không bao giờ Mai cắt tóc đi. Phải thế không Mai ? Mai thấy Liên tài ghê chưa, Liên nhớ cả những ý nghĩ của Mai nữa, những câu nói nho nhỏ của Mai.
Có bao giờ Liên quên Mai được đâu. À để ít hôm Liên quen phố xá rồi, Liên sẽ đi phố mua quà gởi về cho Mai nhe. Bên này thì có nhiều cái đẹp là cái chắc rồi há Mai há. Anh Tấn nói với Liên là ngày mai anh ấy sẽ dẫn Liên đi phố, mua hàng vải cho Liên may đồ. Anh Tấn nói bên này hàng vải nhiều thứ đẹp lắm. Để Liên cũng sẽ gởi về cho Mai nữa.
Lạnh ghê Mai ơi ! Liên mặc ba áo mà còn run cầm cập đó. Mai thấy chữ của Liên khó đọc đó là tại tay Liên run nhiều. Anh Tấn thì vẫn thản nhiên, vì anh đã chịu quen rồi. Chỉ tội cho Liên thôi. Mai có thấy thương Liên không hở Mai ?
Mai nhớ cho Liên kính lời thăm ba má Mai và trìu mến thăm các em. À, đừng quên gốc cây phượng của tụi mình nhé Mai. Hãy đến ngồi đó để nhớ nhau.
Thôi thư khá dài, Liên dừng bút đây. Rất mong thư Mai và xin Chúa che chở Mai của Liên luôn luôn.
Thân, thương Mai nhiều.
Bạn Mai
ĐỖ THỊ ĐĂNG LIÊN
Mai gấp lá thư của bạn, cho vào cặp rồi đi thay áo, vì từ lúc đi học về, thằng Bình đưa lá thư là Mai để nguyên quần áo dài đang mặc, bóc vội thư bạn ra coi. Mẹ Mai thấy con về, vẻ mặt lại vui. Vì lúc nãy đến giờ bà ở sau bếp nên không để ý đến việc Mai nhận được thư Liên. Mai khoe :
- Má nè, con nhận được thư Liên.
Bà Tình hỏi :
- Thế à ? Nhận bao giờ, sao má không hay ?
Thằng Bình lúc đó đứng gần, chen vào :
- Dạ, tại buổi sáng ông đưa thư đến thì má đi chợ rồi.
Bà Tình "à" một tiếng. Mai tiếp :
- Nó kính lời thăm má – Liên nói nhớ Việt Nam lắm má ơi !
Bà Tình cười :
- Thì bắt buộc phải nhớ chớ sao không, con ? Má mà cho đi má cũng không đi đâu.
- Sao vậy má ?
- Qua bển không phải dân tình mình, sống sao nổi con.
Mai chắc lưỡi :
- Con thì cho con là con đi.
Bà Tình nói :
- Con khác. Tuổi trẻ mới cần đi đây đi đó. Má già rồi.
Mai nghe thương má quá – Má mai thì lúc nào cũng thương và chìu theo ý các con. Mai tự hiểu rằng mình không thể sống thiếu mẹ được. Cơm chiều xong, Mai dọn dẹp đọc kinh sớm. Ba Mai đi trực ở sở buổi tối không về. Mai lấy giấy bút ra viết thư trả lời cho Liên.
Saigon ngày…
Liên thương,
Chiều nay cô Tâm dạy thêm hai giờ Pháp văn Liên ạ. Mai đi học một mình buồn quá Liên ơi ! Thấm thoát mà Liên và Mai đã xa nhau tuần lễ. Mai vừa về đến nhà thì em Mai nó đưa lá thư Liên gởi cho Mai. Mai mừng quá, chả kịp thay quần áo gì, Mai bóc thư Liên ra đọc ngay. Vừa đọc, Mai vừa tưởng tượng Liên đang run cầm cập bên lò sưởi mà viết thư cho Mai. Có đúng như vậy không hở Liên ?
Liên ơi ! Liên nhớ Mai chớ bộ Mai không nhớ Liên sao ? Mai thấy là mai nhớ Liên nhiều nhiều hơn là Liên nhớ Mai nữa kìa. Bởi vì sao Liên biết không ? Vì Liên qua bên đó có những cái lạ lùng mới mẻ quyến rũ Liên, Liên nhớ thì cũng sơ sơ. Còn Mai, Mai phải hàng ngày ngồi vào chỗ cũ, mà không có Liên bên cạnh. Tiếng chuông reo tan trường mà thu xếp sách vở một mình. Mai buồn quá, có hôm Mai ứa nước mắt, mấy chị bạn ái ngại nhìn Mai mà Mai cũng chả thèm lau nữa, kệ họ nhìn.
Liên à,
Mai vẫn thường ra gốc cây để ngồi trong giờ chơi đó Liên. Nhưng Mai ngồi có một mình thôi. Liên đi rồi, Mai không chơi với ai hết. Tại vì lúc đi, Liên nhớ không, hai đứa mình đã giao kết rồi mà. Không được thương người bạn nào nữa hết mà, Liên nhớ không.
Mấy hôm nay Saigon mưa rồi Liên, tuy chỉ mới bắt đầu thôi. Trời âm u và buồn. Liên đi thì trời còn nắng. Chắc tại trời khóc thương hai đứa mình xa nhau đó Liên nhỉ ?
Mai lẩm cẩm ghê, nhớ Liên mà chả chịu lấy hình Liên xem. Tại sợ càng xem thì càng nhớ Liên ạ. Má Mai nói Liên dễ thương, má Mai cũng thăm Liên sức khỏe đó. Hồi chiều lấy thư, Mai đọc xong, khoe với má Mai. Má Mai cũng mừng là Liên cũng được bình yên.
Liên nhớ cầu nguyện nhiều nghe Liên. Đứng quên buổi chiều cuối cùng hai đứa mình ngồi bên nhau trong nhà nguyện. Liên đã cầu nguyện những gì ? Chắc thế nào Chúa cũng chấp nhận lời cầu xin của chúng mình.
Thương chúc Liên của Mai vui khỏe và học hành có kết quả. Nhớ thư đều về cho Mai nghe.
Thương Liên nhất,
Bạn Liên
NGUYỄN THỊ TỪ MAI
Mai bỏ thư vào bì. Cô bước ra sân. Bà Tình đang ngồi trước nhà. Mai nhắc cái ghế đẩu bên cạnh mẹ, ngồi xuống. Gió mát thổi mấy sợi tóc Mai bay tung. Ở nhà Mai búi tóc lên. Tóc Mai dài và nhiều nên búi lên trông rất đẹp. Bà Tình nhìn con thương mến. Mai gợi chuyện :
- Má à, sao má không đi bác sĩ, dạo này con thấy má yếu ghê.
Mà quả thật vậy, dạo sau này bà Tình yếu đi thấy rõ. Tại vì phải gánh vác một gia đình, lo lắng nhiều việc mà bà vốn đã có bịnh tim sẵn, bà yếu ớt hẳn đi. Cơn mệt tim đã nhiều lần làm khổ bà… Mai còn nhớ rõ, một hôm má Mai đang cho heo ăn sau nhà, bỗng nhiên từ từ quỵ xuống. Cơn mệt bất thình lình kéo tới. Có mấy chị em ở nhà, Mai không biết làm sao hơn là khiêng mẹ vào trong nhà rồi đánh dầu. Bà Tình tỉnh dậy liền sau đó, nhưng cũng từ đó, bà đâm ra yếu hẳn đi. Đã nhiều lần ông Tình khuyên bà nên đi bác sĩ, nhưng bà không chịu, cứ lần lựa mãi sợ tốn tiền. Một hôm ông nói quá bà mới chịu đi nhà thương bình dân. Ở đó người ta cho biết là bà Tình bị sưng cuống tim phải chạy chữa gấp.
Mai thấy má mình gầy và xanh, Mai không để cho mẹ làm gì. Cô đi học về là giặt giũ, nấu ăn. Nhưng bà Tình không muốn con khổ sở, nên bà thường tự tay làm lấy những lúc Mai đi học vắng.
Gió mát thổi lồng lộng. Hai mẹ con ngồi bên nhau. Mấy đứa nhỏ đang học bài trong nhà. Bà Tình lên tiếng :
- Thật má không biết nói sao – Vật giá lúc này cao quá.
Mai im lặng. Bà Tình nói tiếp :
- Con nhớ không, hồi đó má đi chợ một ngày năm ba chục, mà bây giờ ba trăm vẫn chưa đủ.
Câu nói của bà Tình gợi cho Mai nhớ những ngày tháng gia đình Mai còn ở Kiến Phong, quận Cao Lãnh. Hồi đó ông Tình được cấp cho một căn nhà của Chánh phủ. Căn nhà, Mai nhớ rất rõ, nằm ngay mặt đường. Hồi đó, Mai học lớp nhì, nhưng rất thích trồng cây hơn là học bài. Mỗi ngày đi học, giữa đường thấy có cây nào đẹp là Mai lén bứng về trồng trước nhà mình. Mai trồng nhiều nhất là bông cúc dao. Bông mầu tím, nhỏ bằng đầu ngón tay cái, có từng múi nho nhỏ kết lại với nhau. Trong những múi đó là mầm sống của hoa. Những hạt mầm đen đen đó, khi hoa tàn rụng xuống sẽ nẩy mầm thành những cây mới. Hoa không có mùi hương gì, nhưng Mai thích là vì nhìn thấy nó đẹp mắt, với lại nó có một vẻ nho nhỏ dễ thương. Mai cũng thích trồng hoa mười giờ, loại hoa dễ trồng nhất. Trước sân nhà Mai buổi sáng trông đỏ hồng mặt đất vì hoa mười giờ nở.
Nhà Mai ở, con đường cái thẳng băng luôn luôn ồn ào vì tiếng xe lôi. Xe lôi là một loại xe chỉ được sử dụng ở một số tỉnh miền Tây mà điển hình là tỉnh Kiến Phong. Xe gồm một cái thùng đóng bằng thiếc đủ cho hai người ngồi, dưới có hai bánh xe. Trước thùng, người ta móc vào với một chiếc mô bi lét. Và xe chạy dễ dàng. Bên kia đường cái là sân vận động. Sân vận động có một khán đài bằng gỗ rất đẹp. Tụi Mai thường chui vào sân vận động để lên nhà đó chơi năm mười. Sân vận động trồng cỏ nhung trông rất mượt, có chỗ chơi tê-nít, có chỗ chơi bóng rổ, chơi banh. Đi khỏi sân vận động là một thửa rừng rậm rạp. Bọn Mai thường vào đó hái trái cây dại hay bắt dế, cào cào. Đi lên một khoảng nữa là nhà thờ mới. Sở dĩ gọi là nhà thờ mới là vì quận đã có một ngôi nhà thờ rồi. Ngôi nhà thờ đã cũ, xây từ thời Pháp nên tường ngói loang lổ, đổ nát nhiều nơi. Cha Sở mới quyên tiền bổn đạo mà xây một ngôi nhà khác, dân chúng quen miệng gọi là nhà thờ mới. Nhà thờ xây mất một tháng, kiến trúc đơn sơ mà thanh nhã. Chung quanh nhà thờ mới, cha Sở cho trồng những loại hoa đẹp. Mấy đứa con nít bằng tuổi Mai, đi nhà thờ cứ lén bứt bông bị ông từ rượt chạy có cờ. Phía sau nhà Mai một khoảng là bờ sông. Con sông không rộng nhưng sâu, trên bờ sông người ta làm những miếng gỗ nhô ra để giặt giũ, tắm rửa. Bọn Mai thường ra đó tắm. Thường thường mùa mía, ghe mía người ta ra chợ, thế nào cũng ngang đó ghé bán. Lúc đó mía rất rẻ, một bó mười hai cây to chỉ mất có sáu đồng. Mai thường cùng chúng bạn mua mía, rồi vừa tắm vừa ăn. Ở gần bờ sông có nhà bà Tám. Bà Tám bán hàng quán trẻ con. Trước nhà bà có cây trứng cá rất to, nhiều trái. Những trái trứng cá đó, mọng nước, ăn vào ngọt ngon vô cùng. Bọn Mai thường đến nhà bà ngồi nghe bà kể chuyện. Bà Tám không có con cái, sống một thân một mình trong căn nhà nhỏ, bán kẹo bánh cho con nít. Bà rất thương Mai, có lẽ tại Mai là đứa nhỏ lễ phép nhất trong bọn hay mò đến nhà bà. Bà Tám thường cho Mai mượn lồng để hái trứng cá ăn, không phải leo lên như mấy đứa khác. Bà nói leo lên như thế, vừa hái được ít, vừa nhỡ ra mà sẩy tay té xuống thì nguy. Hơn nữa, con gái không nên leo trèo. Có những buổi tối, học bài xong đã tám, chín giờ, Mai lần mò ra nhà bà Tám. Đêm yên tĩnh, bà Tám ngồi trên chiếc chõng tre kê trước nhà. Thấy Mai qua thế nào bà cũng lấy kẹo bánh cho ăn và kể chuyện đời xưa. Răng bà đã rụng nhiều nên cách phát âm của bà không được đúng lắm, hơi khó nghe là khác. Thế mà Mai vẫn nghe và hiểu. Do đó bà Tám chịu kể chuyện cho Mai nghe nhất. Có những hôm bà ngồi nói chuyện Mai nghe đến khuya rồi mới dẫn Mai về nhà, xong bà mới về ngủ. Những kỷ niệm thời thơ ấu đó, Mai chẳng bao giờ quên được dù đã sáu, bảy năm trôi qua rồi. Mai làm sao quên được những lần bà ngoại Mai từ Huế vào tận cao Lãnh thăm con gái và các cháu. Những tháng ngày đó thật là thần tiên. Bà ngoại dắt Mai đi chợ, mua đồ nấu ăn, nhất là những ngày đó lại là ngày hè của Mai.
Mai còn nhớ có một hôm, bà ngoại thấy dưa hấu ngon nên mua về một trái thật to. Hôm đó cả nhà lại đi vắng, chỉ có Mai và ngoại ở nhà. Mai một mình ăn gần hết nửa trái. Tối đau bụng khóc, mẹ Mai ngạc nhiên hỏi tại sao. Mai giấu, bảo là không hiểu tại sao đau. Đến lúc bà ngoại xuống tìm nửa trái dưa mang lên cho cả nhà ăn thì mới hay là nó đã không cánh mà bay mất rồi. Hôm đó Mai bị cả nhà cười cho một trận nên thân. Từ đó, Mai bỏ luôn tật ăn tham.
Thấy con ngồi ngẩn ngơ, bà Tình hỏi :
- Kìa Mai, nghĩ gì mà ngẩn ngơ vậy ?
Mai giật mình đáp lời mẹ :
- Thưa má, con nhớ Cao Lãnh.
- Ừ, Cao Lãnh…
Bà Tình như chợt nhớ ra :
- À, con nhớ bà thú y không ?
Mai đáp :
- Dạ nhớ.
Bà "thú y" là bà Trưởng Ty Thú Y, hồi đó ở trước mặt nhà Mai. Bà rất hiền, có bốn người con trai chớ không có con gái. Mai nhớ trong bốn người con của bà thì hết hai anh vào chủng viện. Đó là hai anh lớn. Còn anh Ngữ và anh Dụng hồi đó hơn Mai bốn, năm tuổi thì vẫn còn ở nhà đi học. Mấy anh đó thương Mai lắm, vì Mai không có anh. Hôm nào mấy anh ấy đi đá banh lãnh thưởng về là thế nào cũng mang ra cho Mai. Nghe mẹ nhắc đến, Mai chợt nghe nhớ mấy người hàng xóm ở Cao Lãnh. Mai hỏi mẹ :
- Thưa má, con nhớ, mà chi vậy má ?
- Cách đây mấy hôm má có gặp bà thú y.
Mai nhổm người lên :
- Thiệt hả má ?
- Chẳng lẽ má nói chơi.
Mai mừng rỡ :
- Bả còn nhớ mình không má ?
- Nhớ chớ.
- Còn…
Mai ngập ngừng, cô muốn hỏi về Ngữ và Dụng. Mẹ Mai như hiểu ý con :
- Má gặp bà ấy, bà hỏi thăm mấy đứa bây lớn không. Bả nói con chắc dạo này lớn đại rồi.
Rồi bà Tình thở dài :
- Bà ấy thế mà buồn.
- Dạ sao vậy má ?
- Thì thằng Ngữ đó, nó chết rồi.
Mai thảng thốt :
- Chết ?
Cô nghe rùng mình. Anh Ngữ chết rồi ! Bà Tình tiếp :
- Nó thi đậu phần II xong đi lính, ra trường có bốn tháng đã chết. Bà ấy buồn lắm.
Mai im lặng. Hai mẹ con đứng lên đi vào nhà. Mai đến bàn học, giở tập học bài trong khi mẹ Mai đi mắc mùng cho mấy đứa nhỏ. Mẹ Mai không cho Mai làm mấy việc lặt vặt như vậy. Mẹ Mai cho là Mai đã làm nhiều rồi. Hình ảnh anh Ngữ và những lời nói của mẹ như văng vẳng bên tai Mai. Cô thấy bài vở hơi nhảy múa. Tự nhiên Mai liên tưởng đến cái chết của một người thân nào đó trong gia đình mình. Và nếu… nếu mà… Mai không dám nghĩ tiếp là nếu mà ba, má hay một đứa em nào của Mai chết, không biết Mai sẽ đau khổ tới đâu…
*
Cả lớp đang học thì bỗng có cô Tổng Giám Thị tới. Cô mang tin buồn : Cô Mỹ, nữ giáo sư Pháp văn của lớp Mai vừa từ trần tại bịnh viện Grall. Cô Mỹ ốm đã mấy tuần nay, cô Phương phải dạy thế. Cả lớp ai cũng mến cô Mỹ, vì cô rất dịu dàng và thương học sinh. Đứa nào cũng ứa nước mắt. Không khí trong lớp im lặng đến nỗi một con ruồi bay qua cũng nghe thấy tiếng kêu nữa. Cô Tổng Giám Thị đã ra khỏi lớp mà không khí bàng hoàng như còn nặng nề khắp phòng học. Cả lớp đứng im cho đến lúc cô lý hóa bảo ngồi xuống mới thẫn thờ buông mình trên ghế. Cô Mỹ chết rồi ! Bốn tiếng đó như vang vang trong đầu óc Mai. Cô Mỹ ! Mai làm sao quên cô được. Cô thương Mai nhất lớp. Bài nào của Mai cô cũng khen. Và cô tỏ ra quý Mai đặc biệt. Bây giờ cô mất rồi. Mới cách đây ba tuần, cô phát bài Pháp văn còn khen Mai làm Analyse logique khá nhất lớp. Mai nhớ đến khuôn mặt trắng xanh của cô. Đôi mắt to, buồn buồn. Cô đã lớn tuổi mà chưa lập gia đình, sống với cha mẹ và người em trai.
Cả lớp lo chuyện góp tiền mua tràng hoa phúng điếu. Buổi học hôm đó buồn da diết. Mai về xin mẹ tiền. Bà Tình cho con một trăm. Một trăm bạc đối với gia đình Mai là quý lắm. Đào đâu cho ra tiền. Mai cầm trăm bạc, nhìn các bạn góp năm ba trăm mà ứa nước mắt. Nhưng Mai tự an ủi, ăn thua là ở tấm lòng mình chớ đâu phải mấy trăm bạc là quý. Mai thương cô, Mai nhớ cô và đêm nào Mai cũng sẽ cầu nguyện cho cô, thế là đủ rồi.
Đám tang cô Mỹ thật đông đủ. Học sinh đi đưa không thiếu một lớp nào. Vòng hoa cườm chở hai mươi xe xích lô, học sinh đi bộ, quan tài cô chở bằng xe tứ mã. Đám tang cô lớn quá. Từ hai hôm trước Mai đã sửa soạn hàng giờ cho ngày hôm nay, vì ngày hôm nay Mai phải làm một việc trọng đại, đại diện lớp mình lên đọc lời cuối cùng trước quan tài cô, trước khi hạ huyệt. Mọi nghi thức tôn giáo đã xong, Mai run run bước ra, tay cầm tờ điếu văn đã được viết sẵn. Mỗi lớp đều cử đại diện lên để tỏ lòng thương tiếc người quá cố. Nước mắt rưng rưng, Mai nói như trong mơ. Mai đọc một cách cảm động trước một số quá đông thính giả lớn tuổi. Bài điếu văn của lớp Mai coi như thành công nhất vì điệu bộ và giọng Mai diễn tả. Mọi người cúi đầu trước tiếng nói chân thành của một đứa học trò nhỏ thiết tha nhắn gởi với người cô thân yêu trước khi vĩnh viễn nằm sâu dưới ba thước đất. Mọi người cúi đầu cảm động trước những lời hứa của một lớp học đã được cô chăm nom săn sóc. Sở dĩ lớp Mai được lên đọc trước tiên là vì cô Mỹ là giáo sư hướng dẫn lớp Mai. Cô là người mẹ thứ hai cho cả lớp. Mai đọc xong òa khóc nức nở và chạy về chỗ đứng. Không khí chợt bừng lên những tiếng khóc than ai oán của gia đình cô Mỹ. Nhìn cảnh bà mẹ già tóc bạc lụm khụm chống gậy đi đưa đám con, ai mà không mủi lòng ? Đã mấy lần bà ngất đi tưởng không còn dậy nổi. Hai cô Phương và Lan dìu bà đi. Mấy bà chị của cô Mỹ, mỗi người dắt một đàn con thút thít đứng bên quan tài em. Từ hồi nhỏ, Mai chưa bao giờ được đi coi đám tang ai. Bây giờ, nhất nhất những cảnh ấy đều ăn sâu vào trí não non nớt của cô. Mai tưởng chừng như mình không thể nào quên được bất cứ một hình ảnh nào trong đám tang cả.
Buổi tối trở về, lòng Mai như mang một nỗi buồn mới lạ, một nỗi buồn mà Mai không biết nên gọi bằng gì. Mai cảm nghe tâm hồn mình dậy lên một niềm nôn nao kỳ lạ rồi bùng lên, rồi lại dịu xuống. Mai kết luận vội vàng rằng đó là vì lòng thương cô mà ra. Mai đâu thể hiểu được, mỗi người đều có một linh tính. Và chính cái mầm rung động nôn nao sâu xa kỳ lạ trong tâm hồn Mai hôm đó chính là tiếng nói của linh tính.
Tối hôm đó, Mai lấy giấy bút viết thư cho Liên. Mai kể cho bạn nghe về cái chết của cô, về những nỗi xúc động hầu như kỳ lạ của mình.
Hai tuần sau, Mai nhận được thư Liên. Liên đau đớn vì không đưa được người cô thân yêu đến phần mộ lần cuối. Liên kể chuyện Paris và sau cùng kết luận như Mai, rằng cái cảm giác Mai bắt gặp, theo Liên, chính là một sự đau đớn tột cùng trong sự mất mát.
Hôm nay là ngày giỗ ông ngoại Mai. Mỗi năm đến ngày ông ngoại mất, ba má Mai xin lễ và má Mai đi chợ làm những món ăn ông thích. Xong, cả nhà quây quần chung quanh chiếc chiếu trải giữa đất và nghe ba Mai nói chuyện về ông. Giỗ ông ngoại, đứa nào cũng thích vì lúc sinh thời, ông ưa ăn ếch, nên ngày giỗ ông má Mai mua ếch. Ếch xào, ếch um, ếch nấu canh. Ngày giỗ của ông lại vào tháng mà ếch béo ngậy. Buổi sáng Mai thúc các em dậy đi xem lễ cho ông. Mấy chị em lục đục rửa mặt rửa mũi. Mai thay quần áo cho mấy đứa nhỏ rồi cả nhà đi lễ. Trời còn sớm, gió khuya lạnh thật lạnh còn thổi phần phật qua những dãy phố lầu nằm san sát nhau. Mai cuộn hai tay vào hai vạt áo dài. Làm như thế rất đỡ lạnh. Thằng em nhỏ của Mai đi sau lưng Mai, thấy chị làm vậy cu cậu cũng bắt chước. Nhưng nó làm gì có áo dài mà làm theo cho nên cu cậu lót tót chạy theo sau lưng chị, níu vạt áo dài sau của Mai và cho hai tay vào. Cứ như thế hai chị em làm thành một cái "người có đuôi" đi trong phố đêm. Nhà thờ đã đông người, đèn sáng choang. Bước vào nhà thờ nghe một cảm giác ấm cúng rõ rệt chạy khắp thân thể. Bọn Mai chọn một dãy ghế ngồi chung với nhau. Lễ xong thì trời đã khá sáng. Mai giục các em đi mau để về còn sửa soạn đi học nữa.
Trưa hôm đó, buổi cơm cũng như mọi ngày giỗ, ồn ào, bởi vì mấy đứa em Mai đang thì thầm về những thành tích của ông ngoại mà ba sắp kể.
Ông ngoại Mai là một người rất can đảm. Từ nhỏ, ông vốn đã không sợ ma. Lớn lên, chuyện đó đối với ông lại càng vô lý và huyền hoặc dù rằng đã nhiều lần chính tụi ma đã hiện ra để trêu ông. Ông ngoại của Mai ưa đi câu. Ông giăng mồi để bắt ếch và săn những con thú ăn đêm.
Giọng ba đều đều duyệt qua các thành tích sáng chói trong cuộc sống của ông ngoại. Đối với tụi em trai nho nhỏ của Mai, ông ngoại là một hình ảnh thần tượng, điển hình cho sự gì oai dũng nhất. Ba đã kể xong tiểu sử của ngoại, cả nhà bắt đầu dùng cơm. Mai thích nhất món ếch chiên, nên cô cứ muốn gắp, nhưng lại ngại vì má Mai làm không nhiều mà các em thì thích. Do đó Mai cứ bỏ đũa của mình sang những phần ăn khác. Má Mai để ý thấy con gái như vậy nên gắp con ếch chiên vàng ngậy bỏ vào chén mai. Ba Mai vừa ăn vừa khề khà bên ly rượu đế.
Hồi trước, khi gia đình còn khá giả, ba Mai thường uống rượu. Nhưng từ khi sa sút, chỉ những dịp nào quan trọng thì ba Mai mới dùng một tý rượu mà thôi. Ba Mai cũng không uống nhiều. Bữa cơm trôi qua vui vẻ. Má Mai luôn nhắc rằng ba Mai là ông rể được ông ngoại bà ngoại Mai quý trọng nhất nhà. Ba Mai nghe thế lại cười và kể thêm vài thành tích của ngoại.
Dọn dẹp xong, Mai định đi gội đầu thì bỗng nghe có tiếng mẹ gọi. Cô chạy lên nhà, một cảnh tượng diễn ra trước mắt làm Mai hốt hoảng : Ba Mai đang nằm trên đi-văng, vẻ mặt mất thần, còn mẹ Mai thì đang cuống quít chạy qua chạy lại. Mai hoảng hốt chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, cô vội chạy đến bên ba. Ông Tình đang còn tỉnh, thấy con, ông ra dấu cho Mai lại gần hơn. Ông thì thào :
- Ba nhức đầu quá, con biểu đứa nào kêu cho ba cái xe taxi.
Mai giật nẩy cả mình. Kêu xe ! Hẳn là ba Mai phải cảm thấy trong người khó chịu lắm nên mới bảo kêu xe, vì từ trước, ba Mai chưa bao giờ bảo kêu xe để đi nhà thương cả. Mai nghe hai hàm răng của mình đánh nhau kêu cồm cộp. Một cảm giác lạnh giá truyền khắp thân thể Mai. Cô lắp bắp không muốn ra tiếng :
- Sơn… Sơn đâu… đi kêu taxi mau !
Má Mai chạy đến quỳ bên đi văng.
- Ông… Ông thấy trong người bây giờ ra sao hả ông ?
Ba Mai đáp :
- Không sao đâu bà, tôi chỉ nhức đầu thường thôi.
Nhưng Mai hiểu ba Mai đáp như vậy chỉ là để trấn an má Mai thôi. Thật ra, tia nhìn của ba Mai bắt đầu rối loạn và ánh mắt hơi lạc thần. Mai thu hết bình tĩnh nắm chặt lấy bàn tay ba, bàn tay nóng hầm hầm. Ba Mai chỉ kêu lên những tiếng nho nhỏ nhức đầu quá. Ngoài ra ông không nói gì thêm. Cũng dễ hiểu là bởi vì mẹ Mai đau tim, ba Mai không muốn làm kinh động mẹ Mai, nên dù đau đớn ông cũng cố giấu không nói ra cho vợ con hay. Má Mai ngồi như pho tượng trên cái ghế gỗ. Hai mắt bà nhìn trừng trừng ông Tình đang lăn trở kêu đau đầu. Cơn mệt đâu chợt kéo về nhưng bà gượng lại được. Khuôn mặt ông Tình mỗi lúc một đỏ thêm lên.
Chiếc xe taxi đã đến đầu hẻm. Vì hẻm nhỏ nên xe không vào được. Mai ôm tay ba nói :
- Ba ơi, xe tới rồi ba.
Ông Tình thì thào :
- Hả… Đâu xe đâu ?
Tuy miệng ông nói mà đôi mắt ông vẫn nhắm nghiền. Mai nói :
- Dạ xe ở ngoài hẻm đó ba.
- Con… con nói xe vô đây.
- Dạ hẻm mình xe vô đâu được ba.
Ông Tình lại lăn trở kêu đau. Mai rối rít chạy ra kêu thằng Sơn – Hai chị em đến bên ba Mai – Mẹ Mai cũng đến, nhưng thoáng nghe tiếng bà Tình, ông Tình đã mở bừng mắt. Ông nói :
- Bà đi nghỉ đi. Tôi không sao hết. Để con nó đưa tôi đi bác sĩ, nhà thương. Mình đi nghỉ đi.
Bà Tình đã mệt trong người lắm rồi. Nhưng thấy chồng như vậy bà rối trí quá nên không biết phải làm gì. Mai hỏi ba :
- Thưa ba, ra xe nha ba ?
Ông Tình yếu ớt :
- Ba… con và Sơn dìu hai bên tay ba. Ba đi không được đâu.
Hai chị em chạy đến hai bên ông Tình. Vịn mỗi tay vào mỗi đứa con, ông Tình từ từ đứng dậy. Hai chị em dìu ông ra xe taxi. Buổi trưa lối xóm ngủ hết nên không có ai phụ lực. Cửa xe taxi vừa mở là ông Tình đã buông người vào. Ông gục lả mình trên nệm xe. Mai chui vào ngồi bên cạnh ba. Chiếc taxi đóng sầm cửa lại. Tài xế hỏi :
- Đi đâu đây ?
Mai nghe ba nói gì nho nhỏ trong miệng. Cô cúi sát xuống.
- Cho ba vô nhà thương Chợ Rẫy đi.
Mai lập lại câu nói, bác tài bẻ tay lái cho xe qua đại lộ Trần quốc Toản. Buổi trưa im vắng xe cộ, chiếc xe lao đi trên con đường im vắng. Ngồi cạnh ba trên xe, đầu óc Mai quay cuồng trăm ngàn ý nghĩ. Tất cả những tư tưởng của Mai như xoắn lại với nhau, siết lấy nhau rồi lại chợt bung ra. Cứ như thế, Mai không phân tích được mình đang nghĩ gì, cần gì. Tất cả xảy ra chớp nhoáng quá làm Mai không kịp nhận xét. Chợt ông Tình nghiêng người qua một bên, nôn thốc tháo. Mai một tay đỡ đầu ba, một tay vịn thành ghế cho khỏi ngã. Ông tài xế hỏi :
- Sao vậy, ổng nôn hả ?
- Dạ, ba cháu chắc bị lộn ruột.
- Chắc đang nhức đầu mà đi taxi nên thế đó.
Xe ngừng trước bịnh viện Chợ Rẫy ở phòng cứu cấp. Người ta đem chiếc băng ca ra, nhưng ba Mai đã hầu như mê man, không còn biết gì nữa. Chỉ thỉnh thoảng ông kêu "nhức đầu quá" mà thôi. Mai không biết làm thế nào thì vừa đó thằng Sơn cũng đi xe đạp tới. Hai chị em phụ với người y tá đưa ông Tình từ xe taxi lên chiếc băng ca. Hai tay Mai lạnh buốt và mướt những mồ hôi. Nỗi lo sợ tràn ngập thân thể làm Mai đôi lúc thấy như không còn cảm giác nữa. Đôi lúc Mai muốn suy nghĩ, nhưng Mai thấy đầu óc mình trống rỗng và tê buốt. Làm một cử động nhỏ Mai cũng thấy khó khăn. Vị bác sĩ đứng lên đặt ống nghe trên ngực ba Mai. Khuôn mặt ông chợt mang một nét trầm trọng nào đó làm Mai hốt hoảng. Ông nói :
- Ông nhà có bị té không cô ?
- Dạ thưa bác sĩ, không.
- Chắc ông ấy có nôn ?
- Dạ có, mới lúc đi xe đây thôi.
Vị bác sĩ mím môi, quay trở lại bàn thuốc. Mai để Sơn đứng canh chừng ba, theo chân vị bác sĩ. Giọng cô trẽn xuống nghe như từ một bến bờ xa xăm nào :
- Thưa… thưa bác sĩ… Ba tôi làm sao thế ?
Vị bác sĩ nhìn Mai, ánh mắt bao hàm một sự thương hại. Ông chậm rãi nói :
- Ba của cô… ông nhà đã bị vỡ mạch máu.
Mai đưa tay lên bịt miệng cho khỏi kêu rú lên một tiếng thảm thiết. Hai mắt Mai mở trừng trong khoảng không, tứ chi nghe rũ liệt. Đứt ? Vỡ mạch máu ? Trời ơi ! Mấy tiếng đó gieo vào lòng Mai như xé nát tâm hồn nhỏ bé. Mai muốn ôm mặt chạy vụt ra khỏi phòng trực bác sĩ, nhưng Mai tự hiểu mình không thể chạy được. Mai thất thểu bước ra. Thằng Sơn đang cầm cái quạt, quạt nhè nhẹ trên người ông Tình, thấy chị ra, quay lại :
- Ba sao đó chị Mai ?
Mai lắc đầu, cô không muốn nói cho Sơn biết – Nó biết làm gì – Rồi cũng thế mà thôi, không cứu vãn được gì hơn. Nhưng ánh mắt Sơn nhìn chị van lơn. Mai buột miệng :
- Ba bị vỡ mạch máu rồi.
Mai thấy Sơn đang đè nén chịu đựng một sự gì tột cùng. Khuôn mặt nó biến đổi dữ dội, hai mày nó nhíu lại rồi cặp mắt chớp mau. Hai chị em nhìn nhau lặng lẽ. Giờ phút này hai chị em không hiểu phải nói gì với nhau, dù trong cả hai, ai cũng thấy và hiểu rằng mình cần nói lên – nói gì cũng được nhưng mà phải nói.
Cô y tá đến bên Mai dịu dàng :
- Em đẩy ba em về phía phòng 26.
Mai ngước nhìn cô, cảm động vì trong ánh mắt cô bao hàm một tình thương nhỏ. Mai hỏi lại :
- Thưa cô, phòng 26 ở đâu ?
- Em đi hết dãy hành lang này, quẹo trái.
Sơn đỡ một đầu băng ca lên, nó kéo còn Mai đẩy. Cứ như thế hai chị em băng hết dãy hành lang dài. Đến trước phòng 26, Mai còn đang bối rối chưa biết phải làm sao thì cô y tá lúc nãy đã trờ tới. Tay cô cầm hai chai nước biển. Cô đi với một người nam y tá. Ông này đỡ ba Mai lên giường. Họ đo áp huyết cho ba Mai và đâm vào tay tìm mạch máu. Hai tay ông Tình bị cột chặt lại để cho nước biển vào. Mai ngước nhìn lên, mấy giọt nước chảy chậm chạp và nặng nhọc. Thằng Sơn đề nghị :
- Thôi bây giờ ba đã nằm đây, chị Mai ngồi với ba, em về báo tin cho mọi người biết.
Mai do dự :
- Hay là… Sơn ở đây với chị luôn đi.
- Nếu em ở đây thì nhà không thể nào biết được. Khổ vậy.
Mai thấy nó cũng có lý. Ở nhà má Mai chưa biết ba Mai được đưa đi đâu, chắc đang nóng lòng lắm. Còn cả hai chị em cùng ở đây thì cũng chẳng lợi gì. Bề nào thì ở đây cũng khá yên, có y tá, bác sĩ. Mai đỡ cái quạt trong tay em quạt nhè nhẹ trên mình ông Tình. Thì ra ông bị áp huyết cao đến vỡ mạch máu. Mai đau đớn nhìn cha nằm thở mà không còn biết gì nữa. Chẳng hiểu người ta có hy vọng gì cứu thoát ba của Mai không. Mấy giọt nước biển nhỏ đều và chậm. Mai muốn khóc mà sao nước mắt như khô ráo, không có lấy một giọt. Mai lấy làm ngạc nhiên. Từ trước đến nay, chính Mai là đứa mau nước mắt nhất nhà. Đụng một tý gì Mai cũng khóc được. Thế mà không hiểu sao bây giờ Mai nghe xót xa mà không khóc được. Bàn tay Mai cầm quạt trở nên nặng nề. Một ý tưởng bùng lên trong đầu Mai… Nếu ba chết ? Ồ không ! Mai không muốn nghĩ như thế. Gia đình mình không thể bất hạnh như thế được. Ba Mai sẽ còn sống, sống để nuôi tụi Mai. Ba Mai còn trẻ, ba Mai hiền lành, làm sao ba Mai có thể chết được ? Mai run rẩy không dám nghĩ đến tiếng "chết". Tiếng đó nghe sao mà dễ sợ ! Mai chồm người lên nhìn vào khuôn mặt ba. Trên khuôn mặt đã đóng kín đó, có một cái gì như báo cho Mai biết rằng tất cả những hy vọng cũng không ích gì. Thốt nhiên Mai rùng mình. Một bác sĩ khác tới dùng tay vạch từng con mắt của ba Mai, dùng đèn pin rọi vào. Ông hơi lắc đầu, có vẻ thất vọng. Mai nhìn ông cầu khẩn, nhưng ánh mắt của ông đã thay ngôn ngữ mà trả lời cho Mai rồi. Mai gục đầu xuống giường trải drap trắng. Một lát sau, bác sĩ đã ra khỏi phòng từ bao giờ mà Mai vẫn không hay.
Thằng Sơn về và đã trở lên với mấy người bà con. Tất cả đứng im lặng bên giường ba Mai. Những giọng thì thầm nho nhỏ. Sự im lặng trong phòng thật dễ sợ. Mai đứng lên kêu em ra góc, hỏi :
- Má đâu ?
- Dạ cậu Sang nói má đang đau tim nặng, sợ cho biết bịnh tình bây giờ rồi má lên cơn mệt nằm luôn thì khổ.
Mai bứt rứt :
- Nhưng chẳng lẽ không cho má biết hay sao ?
Sơn nhìn chị nghiêm trang :
- Bác sĩ có nói gì về bịnh tình ba không chị ?
- Ít hy vọng lắm. Theo chị thì giờ này nên cho má vào.
- Em không biết. Chị hỏi ý kiến cậu Sang xem.
Mai rời em, đến bên mấy ông cậu, ông anh họ. Mai len đến cạnh cậu Sang.
- Thưa cậu…
- À, Mai đó hả ? sao cháu ?
Ông bước khỏi đám người, đi chầm chậm ra khỏi phòng. Mai bước theo cậu vì hiểu là ông đang muốn nói gì với mình. Quả nhiên, vừa khuất cửa phòng ông Sang đã lên tiếng :
- Bịnh tình ba con cậu coi có mòi trầm trọng. Bây giờ cậu định đưa má con vào.
Mai mừng rỡ :
- Dạ, cậu cho má con vào thăm ba con một chút đi cậu.
- Khoan đã, cậu sẽ đưa má con vào, nhưng trước hết là bây giờ phải đi rước cha đã. Để ba con chịu các phép rồi rước má con sau cũng không muộn.
Cậu Sang nói xong, đi thẳng ra cổng bịnh viện luôn. Mai đứng ngẩn ngơ trông theo cậu. Nắng trưa làm rát mặt nhưng Mai hầu như không còn cảm giác gì nữa. Thần kinh cô như tê liệt. Mai nhắc chân lên – Những bước chân Mai nghe nặng nề trên lối bịnh viện. "Ba sẽ chết !". Ba tiếng đó gieo vào đầu Mai như một điệp khúc kinh hoàng. Tự nhiên Mai ôm mặt. Ồ không, ba ơi ! Ba không thể chết được. Ba của con. Chúng con cần ba. Chúng con thương yêu ba, ba ơi ! Ba đừng bỏ tụi con ba ơi ! Mai đi như người mất hồn vào phòng bịnh viện.
Một lát sau thì cậu Sang rước cha đã vào tới. Vị linh mục làm các phép bí tích. Ba Mai vẫn nằm im. Chân tay ba Mai nóng hổi một cách kỳ lạ. Mai lần tay trên thân thể ba. Trời ơi ! Ba không thể chết được mà, ba không bỏ tụi con được mà ba ơi ! Bàn tay Mai lạnh buốt trên làn da ba nóng bừng bừng. Các phép đã xong, vị linh mục đứng lên nói riêng với cậu Sang mấy câu chuyện. Thằng Sơn đứng ở góc phòng, khuôn mặt khô ráo không nước mắt nhưng nó cũng mang một nét rối loạn trầm trọng. Cậu Sang nói với người anh họ của Mai :
- Anh ở đây coi với mấy đứa nhỏ này. Tôi về rước chị lên một chút.
Mai đứng dậy :
- Cậu cho con theo.
- Chi vậy ?
- Dạ, con về với má con chút.
- Cũng được.
Mai bước theo cậu. Về đến nhà, Mai thấy mấy em lủi thủi trong góc nhà, má Mai thì đang nằm trên đi văng, dì Sang và bà chị họ Mai đang đánh dầu cho má Mai. Sự tình đang như vầy, không hiểu làm sao mà nói cho má Mai hiểu được tình cảnh của ba Mai trên bịnh viện. Mai phân vân, nhưng cậu Sang đã bình tĩnh bước vào nhà. Dì Sang vừa thấy chồng về đã đứng bật dậy. Giọng dì đầy vẻ lo âu :
- Sao mình ?
Cậu Sang không đáp lời vợ, chỉ lắc đầu, cái lắc đầu thay cho một câu nói thương tâm mà cậu tránh không thốt ra miệng. Má Mai đang nằm rũ người, nghe cậu Sang về cũng cố gượng lên.
- Cậu về đó à. Nhà tôi sao cậu ?
- Dạ, thưa chị…
Cậu Sang ngập ngừng, liếc nhìn vợ.
- Dạ… em tính đưa chị lên gặp anh bây giờ.
Như có một sức mạnh vô hình nào truyền vào mạch máu, má Mai vùng ngồi dậy. Dì Sang đưa tay đỡ vì sợ má Mai té. Nhưng không, bà Tình ngồi rất vững. Bà cúi tìm đôi dép và đứng lên. Bà im lặng không nói gì, nhưng sự im lặng của bà mới đáng sợ. Chợt bà trông thấy Mai – Mai nãy giờ đứng trong xó nhà – giọng bà muốn nghẹn :
- Con đấy à.
- Dạ, thưa má.
- Ba khá không con ?
Mai không dám trả lời mẹ. Cô nhìn cậu, nhưng ông Sang ra hiệu cho Mai đừng nói gì. Mai đánh trống lảng :
- Má sửa soạn đi với cậu Sang má.
- Thôi đi chứ, sửa soạn gì con. Má nóng ruột quá rồi.
Ông Sang ra xe, Mai nối gót mẹ. Dì Sang phải ở nhà trông mấy đứa nhỏ. Mai nhìn thấy em mà ứa nước mắt. Đứa nào đứa đó buồn thiu. Chúng nó có lẽ chưa hiểu gì, nhưng thấy vẻ trầm trọng của người lớn nên cũng sợ. Mai muốn chạy đến ôm lấy em dỗ dành, nhưng Mai lại phải theo mẹ vào nhà thương. Trở lại lần này, Mai hiểu rằng tính mạng của ba Mai không thể nào cứu vãn được nữa. Nhưng Mai cố nén không khóc. Mọi người đứng quanh giường của ba Mai. Thấy mẹ Mai vào, tất cả đều lùi ra nhường chỗ. Bà Tình đứng nhìn chồng đang thoi thóp từng phút chống chọi với thần chết. Nhưng tuy còn sống mà ông đã mê man không còn biết gì nữa. Bà quỳ xuống bên giường chồng gục đầu vào chăn khóc. Bà khóc không thành tiếng nhưng những giọt nước mắt và khuôn mặt bà hùng biện hơn cả tiếng nấc, nó tố cáo một nội tâm đang bị dày xéo và đau đớn dữ dội. Hai bà chị họ của Mai đến dìu bà Tình đi ra. Cậu Sang đến gần.
- Chị thăm anh rồi, thôi về nhà nghỉ một tý.
Bà Tình yếu ớt :
- Nhà tôi…
Cậu Sang cúi đầu :
- Dạ…, anh sẽ về nhà chiều nay.
Bà Tình thất thểu theo hai người đàn bà. Còn lại trong phòng, Mai và Sơn đưa mắt nhìn không chớp vào bình dưỡng khí. Nó yếu dần dần và đột nhiên ngưng hẳn. Cậu Sang kêu lên :
- "Chúa ơi !"
Và đưa tay xem đồng hồ. Mai và Sơn chạy lại quỳ xuống chân giường. Mai ôm chân ba nóng hổi. Những giọt nước mắt của Mai thấm ướt khoảng drap trắng. Có ai kéo cánh tay Mai. Một giọng nói cất lên :
- Cháu đừng cho nước mắt nhỏ xuống xác ba.
Mai giằng tay ra để chạy đến bên ba, nhưng bàn tay nắm chặt quá, Mai không thể vùng vẫy được. Cô yếu đuối nhìn thân xác ba lạnh dần dần, bàn tay và chân hơi móp lại, mầu da sao thấy như vàng hơn thường lệ. Tiếng cầu kinh đâu chợt nổi lên nho nhỏ. Mọi người làm dấu thánh giá và đọc kinh cho linh hồn người quá cố. Nhân lúc đó, Mai gỡ tay bà chị và chạy lại đến bên xác ba. Cô không khóc, cô chỉ quỳ ôm chân ba nói nho nhỏ :
- "Ba ơi ! Ba ơi ! Ba đi thật sao ba ? Ba ơi ! Có phải là ba nằm đây không ba ? Sao thân ba lạnh dần dần như thế này ? Ba ơi ! Sao cũng được. Con muốn nghĩ đến bất cứ một chuyện gì chứ không thể nghĩ là ba đi được ba ơi ! Ba đừng bỏ tụi con nghe ba ? Mấy đứa em con nó chưa nói, chưa thấy được ba lần cuối. Ba ơi ! Sao ba đi mà không nói lời nào với má, với con ba ơi !"
Mai cứ thì thầm mãi hai tiếng ba ơi ! Và thật ra bấy giờ đầu óc Mai trắng xóa. Mai không muốn nghĩ gì nữa, muốn nhớ gì nữa. Mai muốn quên đi rằng ba Mai đã chết. Mai không dám nghĩ rằng nay mình không bao giờ có quyền được gọi hai tiếng "ba ơi" nữa.
Giấy nhà thương đã làm xong. Cậu Sang xin đưa xác ba Mai về nhà. Vì không phải là chứng truyền nhiễm nên nhân viên nhà thương đồng ý, nhưng họ bảo chờ đến một giờ nữa đã. Cậu Sang lo về nhà trước để sắp đặt lại nhà cửa lấy chỗ để ba Mai nằm.
Cậu Sang đi rồi, mấy người bà con đứng tránh ra xa xa nhường chỗ cho Mai và Sơn. Hai đứa đứng dưới chân giường ba. Sơn hai mắt đỏ ngầu, nhưng Mai không thấy một giọt nước mắt nào. Nó không khóc được hay nước mắt nó đã khô cạn ? Đầu nó cúi xuống trong một tư thế buông xuôi. Mai nhìn em và thốt nhiên cô hoảng hốt, ý tưởng từ đâu kéo nhanh về làm chật cả đầu óc nãy giờ trắng xóa của Mai. Cô hình dung đến một ngày mai, không còn ba nữa, má đau yếu, tất cả trách nhiệm sẽ đổ xuống Mai. Mai không sợ, nhưng Mai lo ngại mình không đủ khả năng để gánh vác trách nhiệm đó. Thằng Sơn đã lớn, phải cho nó học hành tới nơi tới chốn. Bốn đứa em trai của Mai, một đứa em gái, Mai phải làm sao mà gánh vác cho chu toàn. Mai muốn bật hét lên, nhưng cổ Mai sao nghẹn tiếng. Mai ôm mặt chua xót. Mấy đứa em Mai, chúng nó tội tình gì mà phải chịu mồ côi cha ? Mai vuốt vuốt làn da chân ba. Chân đã bắt đầu lạnh, mấy ngón chân cứng đờ. Mai mân mê mấy ngón chân ba, nhớ đến lần ba Mai bị té xe trầy cả bàn chân, mỗi ngày Mai làm thuốc cho ba. Bây giờ ba chết, ba sẽ nằm sâu dưới ba thước đất, ba mang theo bàn chân với mấy vết sẹo nhỏ mà con đã từng băng bó cho ba. Ba mang theo tiếng ngáy đều đặn trong căn nhà nhỏ thân yêu. Ba mang theo những tiếng cười ròn rã những lần ba đố câu gì mà tụi con đoán trật. Ba đi, mang theo ánh mắt nghiêm trang mà đầy trìu mến của ba.
Mải nghĩ ngợi mà cậu Sang đã trở lại lúc nào. Mọi người lo đưa ba Mai trở về nhà. Ông Tình được nằm ngay ngắn chính giữa nhà, trên chiếc đi văng. Các em Mai ngoài những đứa lớn đã hiểu biết, còn một hai đứa nhỏ chưa biết gì, thấy mẹ và chị khóc cũng khóc theo. Buổi tối hôm đó, nhà Mai rộn rịp vì hàng xóm đến giúp may áo tang. Họ khiêng bàn máy đến để đầy khoảng sân nhà. Đèn đuốc bật sáng choang, máy may kêu đều tai. Suốt đêm Mai không ngủ. Mai ngồi cạnh xác ba trong khi cả nhà đã đi ngủ. Không khí im lặng và buồn đến rùng mình. Mai bắc một chiếc ghế đẩu, ngồi bên cạnh xác ba Mai đã được phủ drap trắng từ đầu. Khuôn mặt ba Mai đã bắt đầu ngả sang màu vàng. Trán ông lạnh và hình như có rịn những mồ hôi. Hai tay ông đã cứng không thể đụng đậy hay sửa lại. Hai mắt ba nhắm nghiền, không bao giờ mở ra nữa.
Mai ngồi bên cạnh ba, lâm râm cầu nguyện. Mai không thấy buồn ngủ mặc dù cả ngày cô lăng xăng không bao giờ được nghỉ ngơi. Mai nhìn mãi khuôn mặt ba mà không thấy chán. Chừng như Mai muốn thu hình ảnh thân yêu này vào tâm hồn, vì ngày mai là cô không còn bao giờ được nhìn thấy ba cô nữa. Đêm đến thật là đen. Thỉnh thoảng Mai rời chỗ ngồi, bước ra ngoài trời. Bầu trời đầy những sao lấp lánh. Đêm đẹp và yên tĩnh. Tự nhiên Mai mong sao cho đêm cứ mãi kéo dài, cho ngày không bao giờ đến để Mai không phải xa ba, để người ta không liệm ba Mai vào quan tài đóng kín.
Nhưng việc gì rồi cũng diễn tiến bình thường. Ngày hôm sau, liệm ông Tình xong, bọn Mai mặc áo tang rộng. Nhìn mấy đứa em xúng xính trong áo tang, cười đùa vui vẻ, Mai đau đớn trong lòng như ai lấy dao mà đâm thẳng vào. Trưa hôm đó, cậu Sang kêu Mai xuống nhà và bảo :
- Cậu thấy cháu có vẻ đuối sức lắm rồi. Để khách khứa công việc đó cho các cậu dì anh chị đây lo, cháu hãy đi nghỉ một lát.
Mai vâng lời cậu ngay, vì thật ra Mai cũng đã quá mệt. Mai nghe tứ chi mình rã rời tưởng chừng như không còn hoạt động được nữa. Mai leo lên gác, để nguyên đồ tang, cô buông mình xuống chiếu.
Mai tỉnh dậy trong một trạng thái bàng hoàng. Cô ngỡ như mình vừa qua một cơn mơ và cô mong sao mình vừa qua một cơn mơ thật. Nhưng không, sự thật vẫn là sự thật. Bộ đồ tang trên người Mai đã nói lên điều đó. Mai ôm mặt khóc một lúc rồi thất thểu đi xuống nhà.
______________________________________________________________________