CHƯƠNG I
Tôi không muốn nói văn hoa nhiều về trường hợp tôi
đang gánh chịu. Nhưng nói một cách chín chắn nhất, là tôi đã bị một bàn
tay khổng lồ nhấc bổng lên và quẳng tôi từ một căn phòng chói chang ánh
sáng và cuộc vui ra một đêm đen như mực mà thị giác không giúp tôi lần
mò được một tấc đất. Sự chịu đựng thay đổi đó vượt khỏi khả năng tôi
nhưng tôi ngạc nhiên mà thấy rằng mình vẫn còn sống. Tôi muốn thuật lại
biến cố đó thì phải vận dụng tất cả năng lực còn sót lại trong người :
bởi vì biến cố đó đã chia cuộc đời tôi ra làm hai phần rõ rệt. Phần thứ
nhất là tuổi thơ ấu của tôi, từ lúc lọt lòng mẹ cho đến năm mười bảy
tuổi. Một đoạn đời hồn nhiên và sung sướng. Đoạn đời của một cô gái sống
trong một gia đình khá giả ở Đàlạt. Phần thứ hai là kể từ ngày hôm nay,
hay đúng hơn từ tuần trước, khi thảm hoạ đột ngột giáng xuống đầu tôi.
Và cả một tương lai tối đen như đêm ba mươi trước mặt. Tôi không cần
hình dung thì những hình ảnh cũng như mới xảy ra đêm qua đây thôi. Nó đã
hình thành trong tôi một ấn tượng làm rời rạc thần kinh hệ. Tôi hiểu là
mình không còn bình thường như những đứa con gái khác cùng một lứa tuổi
nữa. Tôi lạc lõng trong thế giới mới. Thế giới chỉ có một mình tôi và
chung quanh là sa mạc khô và mặt trời thì đen. Đen như đêm tối hôm đó…
Đêm Đàlạt sương mù dầy đặc. Ngồi trong phòng học, tôi dõi mắt nhìn qua khung cửa kính. Bên ngoài mù mù sương. Mấy bóng thông bên kia đường reo vi vu tạo nên một âm thanh đặc và buốt. Gió thổi từ đâu ào ạt đến làm tấm màn ngoài của cánh cửa lớn bay phất phới. Tôi cảm thấy lành lạnh dù tôi đang ngồi bên cạnh lò sưởi. Có lẽ cảm giác này gây ra bởi ảo tưởng của tôi. Bởi thị giác tôi đã đánh lừa được cảm giác trên da thịt. Và rõ ràng nhất là bởi vì tôi đang lẻ loi một mình trong căn phòng, bởi vì ba má và các em tôi đã đi ngủ từ một giờ trước. Sự mênh mông của căn phòng làm tôi nghe buồn buồn. Đáng lẽ ra tôi cũng không ngồi đây, trên chiếc bàn học bằng gỗ nặng kê không xa lò sưởi với một đống sách vở. Ba me tôi không bắt buộc tôi học nhiều nhưng tự thâm tâm, tôi không muốn tên mình bị ghi là ở lại lớp trong bảng kết quả năm nay của nhà trường. Những bài vở nhảy múa trước mắt. Tôi thấy mệt mỏi. Với tay lấy cái áo lạnh vắt trên thành ghế đối diện, tôi quàng lên người và đứng lên tiến về khung cửa sổ. Ở đây tôi có thể nhìn rõ hơn bên ngoài. Con đường lạnh lẽo nằm dưới sương. Đêm Đàlạt buồn quá. Tuy nhiên, tôi đã quá quen với khung cảnh này, khung cảnh mà tôi đã được tạo hình và dưỡng nuôi trong suốt khoảng đời thơ.
Ba tôi là một kỹ sư làm việc cho trung tâm nghiên cứu khoáng sản của Nhật. Ông làm việc ở đây từ lúc chưa cưới me tôi. Tôi sinh ra giữa khung cảnh thơ mộng nhưng buồn, là kết tinh của mối tình đầu của ba me tôi. Tôi còn có ba em. Thụy Hiền, 16 tuổi, Đức, 13 tuổi và đứa cuối cùng, Nghi, 8 tuổi. Gia đình tôi hạnh phúc và êm đẹp. Tất cả bình thản, nếu không có đêm hôm đó, thì có lẽ tôi sẽ mãi mãi sống như thế, lớn lên, lấy chồng, đẻ con, làm đủ bổn phận như me tôi và… chết. Cuộc đời bình thường và dễ dàng như vậy mà tôi không được thụ hưởng. Phải chi tối hôm đó tôi cứ ngồi ngay lò sưởi. Tôi đừng cảm thấy mỏi mệt mà đến bên khung kính. Nhưng có lẽ, tất cả chỉ là định mệnh. Một định mệnh đã được viết rõ trong cuộc đời tôi từ lúc lọt lòng mẹ !...
Tôi đứng bên khung kính và nhìn con đường bên ngoài. Cuốn sách cầm trong tay nhưng tôi không học một chữ. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng vù vù như cả ngàn con ong họp đàn bay ngang đâu đó và tôi chưa có thì giờ đoán xem việc gì xảy ra thì một ánh sáng rất mạnh, chói chang loé lên từ vệ đường. Tiếp theo là một tiếng nổ chát chúa. Tôi thấy quay cuồng nhưng cũng còn đủ lý trí để đưa tay lên ôm lấy mặt. Tôi cảm nghe mơ hồ bàn tay mình nhầy nhụa nước, một chất nước chắc chắn phải màu đỏ bởi vì là máu và bàn tay tôi buốt nhói vì những mảnh vụn ghim trên đôi mắt cứa vào tay tôi. Tôi chỉ hét lên được một tiếng rồi ngã gục xuống.
Tôi tỉnh dậy trong một trạng thái ê ẩm toàn thân. Cảm giác đó đè nặng lên từng thớ thịt, đường gân. Tôi định chớp mắt để nhìn xem sự việc chung quanh nhưng thốt nhiên tôi cảm thấy đôi mắt mình sao nặng trịch. Hình như tôi không thể mở chúng ra. Hốt hoảng, tôi đưa hai tay sờ soạng. Hai bàn tay tôi không đụng vào xúc giác trên mí mắt mà chạm vào một lần băng vải khô cứng. Trong khoảnh khắc rất mau, tôi nghe máu trong tim mình như ngừng hẳn lại. Mọi sự tuần hoàn trong cơ thể tôi tuồng như muốn gián đoạn bởi vì tôi đau đớn mà nhớ lại những gì đã xảy ra. Nhớ đến phút giây mong manh mà tôi đưa hai tay ôm mặt. Hai tay nhầy nhụa máu. Máu ! Bây giờ thì tôi hiểu đó là máu của đôi mắt tôi. Đôi mắt tôi rất hãnh diện cho khuôn mặt mình bởi vì nó to và đen, hàng lông mi dài và hơi trễ xuống của nó. Tôi đã vĩnh viễn mất đi niềm hãnh diện mà đáng lý ra tôi phải được nuôi dưỡng suốt đời. Tôi muốn la lên nhưng sao cổ tôi nghẹn cứng. Hai bàn tay tôi rời lần băng vải, đưa lên cao rồi buông mạnh xuống nệm. Tôi muốn xuôi mình vào trạng thái mê man lúc nãy để cho tôi không còn hiểu biết gì nữa. Để cho tôi không thể nhận được rằng rất có thể mình sẽ mất đi ánh sáng trong cuộc sống. Tiếng bước chân ai đi nhè nhẹ. Tôi không hiểu có phải là ai đến gần tôi không ? Nhưng rồi tiếng mở cửa tiếp theo đó. Bước chân gần hơn và một bàn tay dịu dàng đặt lên tay tôi.
- Cô đã tỉnh rồi ư ?
Tôi ngạc nhiên :
- Ai đó ? Và tôi đang ở đâu đây ?
- Đây là bệnh viện – và cô đang nằm điều trị. Tôi là y tá săn sóc cô.
Tôi sờ soạng nắm tay cô y tá.
- Chị ơi ! Cho em hỏi thăm. Em… làm sao vậy chị ?
- Cô bị thương mà, không sao đâu.
- Còn… đôi mắt – đôi mắt em… thế nào ? Sao băng kín lại hết vậy ? Có phải đôi mắt em đã…
Cô y tá ngập ngừng rất lâu, giọng cô chậm rãi :
- Tôi không đủ thẩm quyền trả lời câu hỏi đó. Mà theo nhận xét cá nhân tôi, tôi thấy không có gì là nguy ngập cả. Cô hãy yên tâm. Thôi cô nằm nghỉ, tôi ra cho gia đình cô hay là cô đã tỉnh.
Không đợi tôi trả lời, bàn tay rời khỏi mặt nệm. Bước chân ra khỏi phòng. Tôi nằm yên lặng trong năm phút. Tôi không muốn nghĩ gì cả vì ý tưởng nào bây giờ cũng làm tôi nhức đầu như búa bổ. Tiếng két cửa hơi mạnh hơn và bước chân dồn dập đến. Tôi đoán là ba me tôi. Quả vậy. Hai bàn tay lạnh ngắt mà tôi hiểu là tay me tôi, dang ra ôm chầm lấy thân thể tôi. Hơi thở me tôi nghèn nghẹn cho tôi hiểu là bà đang dằn cơn xúc động khi nhìn đứa con gái đầu lòng thân yêu nằm bất động trên giường bệnh. Tôi thổn thức :
- Ba ơi ! Me ơi ! Con làm sao thế này hả ba me ? Con có sao không ba me ? Có phải con sẽ không sáng mắt ra nữa, con sẽ bị ở trong đêm tối mãi mãi ? Con sẽ phải chịu số phận của một người nhìn bằng hai tay ? Phải thế không, me ơi !
Hai bàn tay lại siết chặt thêm thân thể tôi, chợt ba tôi lên tiếng :
- Như, con hãy bình tĩnh mà nghe ba nói đây.
Tôi muốn mở miệng trả lời ba tôi, nhưng sao cổ tôi như nghẹn cứng. Ba tôi tiếp :
- Con vừa thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo. Điều làm ba yên tâm và sung sướng là con vẫn còn sống đây, bên cạnh ba me. Còn ngoài ra, những lý do khác đều phụ thuộc. Ba hy vọng con cũng nghĩ như vậy.
Tôi cắn môi lắc đầu. Tôi biết là ba me tôi đang ở bên cạnh mình nhưng trong khoảnh khắc, tôi thấy như xa vời vợi. Tôi thấy như chỉ còn có tôi cô đơn và lạc lõng trên thế gian này. Ba me tôi và cả loài người chỉ là những tượng gỗ được đặt vào hoàn cảnh thuận lợi cho cuộc sống. Còn tôi, từ bây giờ, tôi đã bị đẩy băng ra khỏi những hoàn cảnh đó rồi. Tôi bắt buộc phải bị di động bằng xúc giác, bởi vì đôi mắt tôi không thể giúp gì cho tôi nữa cả. Me tôi dịu dàng :
- Như, không có gì cả. Ba me cam đoan với con như vậy. Rồi tất cả sẽ tốt đẹp.
Tôi nghe giọng mình lạc đi.
- Không đâu me ạ – Con hiểu con người con mà ! Me nói như thế làm gì !
- Như, con muốn nói gì ?
Đột nhiên tôi hét lớn :
- Con muốn nói là con sẽ bị mù, me nghe rõ chưa ? Bị mù, bị mù, me nghe chưa ? Me đừng an ủi con nữa. Ba đừng an ủi con nữa. Đừng ai nói với con về những dự tính tốt đẹp bởi vì ngay từ bây giờ con đã không còn dự tính nào trong đầu con nữa. Con van me, nói thật với con đi, đừng giấu giếm con nữa. Có phải con sắp bị mù không ?
Không khí im lặng bao trùm khắp gian phòng. Tôi chợt thấy hối hận. Tại sao tôi lại nói với me tôi những lời như thế. Vì nếu tai nạn này có thực sự làm tôi hỏng cả thị giác thì nó cũng không phải là lỗi ở me tôi mà. Nó không là lỗi của ai cả. Nó là định mệnh. Tại sao tôi làm ba me tôi buồn vì những lời lẽ vô ý thức như vậy. Tôi muốn lên tiếng xin lỗi ba me tôi, nhưng me tôi đã nói :
- Chuyện đâu còn có đó – Con đã nói, đã hiểu như vậy thì me không dấu con nữa. Nhưng con phải chờ kết quả cuộc mở băng mắt vào tuần sau nữa con ạ. Nếu… me và mọi người đều hy vọng vào tuần lễ tới.
Tôi thều thào :
- Bây giờ me khuyên con nên làm gì ?
- Cầu nguyện, con ạ. Hãy xin Chúa ban cho con những nghị lực để con chịu đựng được trong biến cố quan trọng này của đời con. Me hiểu là bây giờ không ai có thể giúp ích và làm con yên tâm cho bằng niềm tin. Con nghe me nói đấy chứ ?
- Thưa me vâng.
Và sau đó, tôi hiểu được nguyên do nào đã gây ra tiếng nổ tối hôm đó : Pháo kích. Nhưng quả đạn đã không rơi vào nhà tôi, đó là may mắn chung cho cả gia đình. Nó rơi ngay dưới đường cái sát khung cửa kính và sức nổ của nó làm vỡ toang khung kính trước mặt tôi. Đó là nỗi bất hạnh của riêng tôi. Sức nổ của nó đẩy những mảnh kính cắm vào võng mô tôi. Và tự thâm tâm, tôi nghe dấy lên rất mơ hồ, một niềm linh cảm mình đã là người tật nguyền. Không có mãnh lực nào đủ sức cho tôi lại ánh sáng của cuộc sống. Tuần lễ tới ! Một tuần lễ là cả hy vọng của gia đình tôi, của vị bác sĩ điều trị tôi. Nhưng không hiểu sao tôi là kẻ đáng hy vọng nhất lại không nghe một mảy may hy vọng nào. Ba me tôi ra về, tôi nằm im lặng bất động nghe làn môi me lướt nhẹ trên gò má. Cảm nhận hai giọt lệ nóng thấm ướt da mình : Me tôi khóc.
Căn phòng còn lại mình tôi. Tôi muốn biết trong căn phòng bệnh viện này có những gì, màn cửa màu xanh hay trắng, bàn ghế nâu hay đen; tôi muốn biết những thứ đó lắm, nhưng tôi vẫn nằm bất động. Một nỗi sợ hãi vô cớ nào thâm nhập vào thân thể tôi, từ khối óc nhỏ bé, nó nhanh chóng loang ra theo từng mạch máu, từng tế bào làm tôi nghe lạnh lẽo. Mấy ngón tay tôi run run trên lần drap đắp ngang ngực. Tôi cảm nghe thân thể mình tê buốt và bằng mọi cố gắng, tôi du mình vào giấc ngủ.
Đêm Đàlạt sương mù dầy đặc. Ngồi trong phòng học, tôi dõi mắt nhìn qua khung cửa kính. Bên ngoài mù mù sương. Mấy bóng thông bên kia đường reo vi vu tạo nên một âm thanh đặc và buốt. Gió thổi từ đâu ào ạt đến làm tấm màn ngoài của cánh cửa lớn bay phất phới. Tôi cảm thấy lành lạnh dù tôi đang ngồi bên cạnh lò sưởi. Có lẽ cảm giác này gây ra bởi ảo tưởng của tôi. Bởi thị giác tôi đã đánh lừa được cảm giác trên da thịt. Và rõ ràng nhất là bởi vì tôi đang lẻ loi một mình trong căn phòng, bởi vì ba má và các em tôi đã đi ngủ từ một giờ trước. Sự mênh mông của căn phòng làm tôi nghe buồn buồn. Đáng lẽ ra tôi cũng không ngồi đây, trên chiếc bàn học bằng gỗ nặng kê không xa lò sưởi với một đống sách vở. Ba me tôi không bắt buộc tôi học nhiều nhưng tự thâm tâm, tôi không muốn tên mình bị ghi là ở lại lớp trong bảng kết quả năm nay của nhà trường. Những bài vở nhảy múa trước mắt. Tôi thấy mệt mỏi. Với tay lấy cái áo lạnh vắt trên thành ghế đối diện, tôi quàng lên người và đứng lên tiến về khung cửa sổ. Ở đây tôi có thể nhìn rõ hơn bên ngoài. Con đường lạnh lẽo nằm dưới sương. Đêm Đàlạt buồn quá. Tuy nhiên, tôi đã quá quen với khung cảnh này, khung cảnh mà tôi đã được tạo hình và dưỡng nuôi trong suốt khoảng đời thơ.
Ba tôi là một kỹ sư làm việc cho trung tâm nghiên cứu khoáng sản của Nhật. Ông làm việc ở đây từ lúc chưa cưới me tôi. Tôi sinh ra giữa khung cảnh thơ mộng nhưng buồn, là kết tinh của mối tình đầu của ba me tôi. Tôi còn có ba em. Thụy Hiền, 16 tuổi, Đức, 13 tuổi và đứa cuối cùng, Nghi, 8 tuổi. Gia đình tôi hạnh phúc và êm đẹp. Tất cả bình thản, nếu không có đêm hôm đó, thì có lẽ tôi sẽ mãi mãi sống như thế, lớn lên, lấy chồng, đẻ con, làm đủ bổn phận như me tôi và… chết. Cuộc đời bình thường và dễ dàng như vậy mà tôi không được thụ hưởng. Phải chi tối hôm đó tôi cứ ngồi ngay lò sưởi. Tôi đừng cảm thấy mỏi mệt mà đến bên khung kính. Nhưng có lẽ, tất cả chỉ là định mệnh. Một định mệnh đã được viết rõ trong cuộc đời tôi từ lúc lọt lòng mẹ !...
Tôi đứng bên khung kính và nhìn con đường bên ngoài. Cuốn sách cầm trong tay nhưng tôi không học một chữ. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng vù vù như cả ngàn con ong họp đàn bay ngang đâu đó và tôi chưa có thì giờ đoán xem việc gì xảy ra thì một ánh sáng rất mạnh, chói chang loé lên từ vệ đường. Tiếp theo là một tiếng nổ chát chúa. Tôi thấy quay cuồng nhưng cũng còn đủ lý trí để đưa tay lên ôm lấy mặt. Tôi cảm nghe mơ hồ bàn tay mình nhầy nhụa nước, một chất nước chắc chắn phải màu đỏ bởi vì là máu và bàn tay tôi buốt nhói vì những mảnh vụn ghim trên đôi mắt cứa vào tay tôi. Tôi chỉ hét lên được một tiếng rồi ngã gục xuống.
Tôi tỉnh dậy trong một trạng thái ê ẩm toàn thân. Cảm giác đó đè nặng lên từng thớ thịt, đường gân. Tôi định chớp mắt để nhìn xem sự việc chung quanh nhưng thốt nhiên tôi cảm thấy đôi mắt mình sao nặng trịch. Hình như tôi không thể mở chúng ra. Hốt hoảng, tôi đưa hai tay sờ soạng. Hai bàn tay tôi không đụng vào xúc giác trên mí mắt mà chạm vào một lần băng vải khô cứng. Trong khoảnh khắc rất mau, tôi nghe máu trong tim mình như ngừng hẳn lại. Mọi sự tuần hoàn trong cơ thể tôi tuồng như muốn gián đoạn bởi vì tôi đau đớn mà nhớ lại những gì đã xảy ra. Nhớ đến phút giây mong manh mà tôi đưa hai tay ôm mặt. Hai tay nhầy nhụa máu. Máu ! Bây giờ thì tôi hiểu đó là máu của đôi mắt tôi. Đôi mắt tôi rất hãnh diện cho khuôn mặt mình bởi vì nó to và đen, hàng lông mi dài và hơi trễ xuống của nó. Tôi đã vĩnh viễn mất đi niềm hãnh diện mà đáng lý ra tôi phải được nuôi dưỡng suốt đời. Tôi muốn la lên nhưng sao cổ tôi nghẹn cứng. Hai bàn tay tôi rời lần băng vải, đưa lên cao rồi buông mạnh xuống nệm. Tôi muốn xuôi mình vào trạng thái mê man lúc nãy để cho tôi không còn hiểu biết gì nữa. Để cho tôi không thể nhận được rằng rất có thể mình sẽ mất đi ánh sáng trong cuộc sống. Tiếng bước chân ai đi nhè nhẹ. Tôi không hiểu có phải là ai đến gần tôi không ? Nhưng rồi tiếng mở cửa tiếp theo đó. Bước chân gần hơn và một bàn tay dịu dàng đặt lên tay tôi.
- Cô đã tỉnh rồi ư ?
Tôi ngạc nhiên :
- Ai đó ? Và tôi đang ở đâu đây ?
- Đây là bệnh viện – và cô đang nằm điều trị. Tôi là y tá săn sóc cô.
Tôi sờ soạng nắm tay cô y tá.
- Chị ơi ! Cho em hỏi thăm. Em… làm sao vậy chị ?
- Cô bị thương mà, không sao đâu.
- Còn… đôi mắt – đôi mắt em… thế nào ? Sao băng kín lại hết vậy ? Có phải đôi mắt em đã…
Cô y tá ngập ngừng rất lâu, giọng cô chậm rãi :
- Tôi không đủ thẩm quyền trả lời câu hỏi đó. Mà theo nhận xét cá nhân tôi, tôi thấy không có gì là nguy ngập cả. Cô hãy yên tâm. Thôi cô nằm nghỉ, tôi ra cho gia đình cô hay là cô đã tỉnh.
Không đợi tôi trả lời, bàn tay rời khỏi mặt nệm. Bước chân ra khỏi phòng. Tôi nằm yên lặng trong năm phút. Tôi không muốn nghĩ gì cả vì ý tưởng nào bây giờ cũng làm tôi nhức đầu như búa bổ. Tiếng két cửa hơi mạnh hơn và bước chân dồn dập đến. Tôi đoán là ba me tôi. Quả vậy. Hai bàn tay lạnh ngắt mà tôi hiểu là tay me tôi, dang ra ôm chầm lấy thân thể tôi. Hơi thở me tôi nghèn nghẹn cho tôi hiểu là bà đang dằn cơn xúc động khi nhìn đứa con gái đầu lòng thân yêu nằm bất động trên giường bệnh. Tôi thổn thức :
- Ba ơi ! Me ơi ! Con làm sao thế này hả ba me ? Con có sao không ba me ? Có phải con sẽ không sáng mắt ra nữa, con sẽ bị ở trong đêm tối mãi mãi ? Con sẽ phải chịu số phận của một người nhìn bằng hai tay ? Phải thế không, me ơi !
Hai bàn tay lại siết chặt thêm thân thể tôi, chợt ba tôi lên tiếng :
- Như, con hãy bình tĩnh mà nghe ba nói đây.
Tôi muốn mở miệng trả lời ba tôi, nhưng sao cổ tôi như nghẹn cứng. Ba tôi tiếp :
- Con vừa thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo. Điều làm ba yên tâm và sung sướng là con vẫn còn sống đây, bên cạnh ba me. Còn ngoài ra, những lý do khác đều phụ thuộc. Ba hy vọng con cũng nghĩ như vậy.
Tôi cắn môi lắc đầu. Tôi biết là ba me tôi đang ở bên cạnh mình nhưng trong khoảnh khắc, tôi thấy như xa vời vợi. Tôi thấy như chỉ còn có tôi cô đơn và lạc lõng trên thế gian này. Ba me tôi và cả loài người chỉ là những tượng gỗ được đặt vào hoàn cảnh thuận lợi cho cuộc sống. Còn tôi, từ bây giờ, tôi đã bị đẩy băng ra khỏi những hoàn cảnh đó rồi. Tôi bắt buộc phải bị di động bằng xúc giác, bởi vì đôi mắt tôi không thể giúp gì cho tôi nữa cả. Me tôi dịu dàng :
- Như, không có gì cả. Ba me cam đoan với con như vậy. Rồi tất cả sẽ tốt đẹp.
Tôi nghe giọng mình lạc đi.
- Không đâu me ạ – Con hiểu con người con mà ! Me nói như thế làm gì !
- Như, con muốn nói gì ?
Đột nhiên tôi hét lớn :
- Con muốn nói là con sẽ bị mù, me nghe rõ chưa ? Bị mù, bị mù, me nghe chưa ? Me đừng an ủi con nữa. Ba đừng an ủi con nữa. Đừng ai nói với con về những dự tính tốt đẹp bởi vì ngay từ bây giờ con đã không còn dự tính nào trong đầu con nữa. Con van me, nói thật với con đi, đừng giấu giếm con nữa. Có phải con sắp bị mù không ?
Không khí im lặng bao trùm khắp gian phòng. Tôi chợt thấy hối hận. Tại sao tôi lại nói với me tôi những lời như thế. Vì nếu tai nạn này có thực sự làm tôi hỏng cả thị giác thì nó cũng không phải là lỗi ở me tôi mà. Nó không là lỗi của ai cả. Nó là định mệnh. Tại sao tôi làm ba me tôi buồn vì những lời lẽ vô ý thức như vậy. Tôi muốn lên tiếng xin lỗi ba me tôi, nhưng me tôi đã nói :
- Chuyện đâu còn có đó – Con đã nói, đã hiểu như vậy thì me không dấu con nữa. Nhưng con phải chờ kết quả cuộc mở băng mắt vào tuần sau nữa con ạ. Nếu… me và mọi người đều hy vọng vào tuần lễ tới.
Tôi thều thào :
- Bây giờ me khuyên con nên làm gì ?
- Cầu nguyện, con ạ. Hãy xin Chúa ban cho con những nghị lực để con chịu đựng được trong biến cố quan trọng này của đời con. Me hiểu là bây giờ không ai có thể giúp ích và làm con yên tâm cho bằng niềm tin. Con nghe me nói đấy chứ ?
- Thưa me vâng.
Và sau đó, tôi hiểu được nguyên do nào đã gây ra tiếng nổ tối hôm đó : Pháo kích. Nhưng quả đạn đã không rơi vào nhà tôi, đó là may mắn chung cho cả gia đình. Nó rơi ngay dưới đường cái sát khung cửa kính và sức nổ của nó làm vỡ toang khung kính trước mặt tôi. Đó là nỗi bất hạnh của riêng tôi. Sức nổ của nó đẩy những mảnh kính cắm vào võng mô tôi. Và tự thâm tâm, tôi nghe dấy lên rất mơ hồ, một niềm linh cảm mình đã là người tật nguyền. Không có mãnh lực nào đủ sức cho tôi lại ánh sáng của cuộc sống. Tuần lễ tới ! Một tuần lễ là cả hy vọng của gia đình tôi, của vị bác sĩ điều trị tôi. Nhưng không hiểu sao tôi là kẻ đáng hy vọng nhất lại không nghe một mảy may hy vọng nào. Ba me tôi ra về, tôi nằm im lặng bất động nghe làn môi me lướt nhẹ trên gò má. Cảm nhận hai giọt lệ nóng thấm ướt da mình : Me tôi khóc.
Căn phòng còn lại mình tôi. Tôi muốn biết trong căn phòng bệnh viện này có những gì, màn cửa màu xanh hay trắng, bàn ghế nâu hay đen; tôi muốn biết những thứ đó lắm, nhưng tôi vẫn nằm bất động. Một nỗi sợ hãi vô cớ nào thâm nhập vào thân thể tôi, từ khối óc nhỏ bé, nó nhanh chóng loang ra theo từng mạch máu, từng tế bào làm tôi nghe lạnh lẽo. Mấy ngón tay tôi run run trên lần drap đắp ngang ngực. Tôi cảm nghe thân thể mình tê buốt và bằng mọi cố gắng, tôi du mình vào giấc ngủ.
_________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II