CHƯƠNG VIII
Thương gởi chị Hằng Thu,
Trưa nay, em không ngủ để viết đến chị lá thư này. Từ ngày quen biết chị đến giờ, chưa lần nào em viết thư đến chị, chị nhỉ! Lá thư này, lá thư đầu tiên và cuối cùng, em viết gởi đến chị với tất cả ý nghĩ tốt của em về chị.
Em xin chị hiểu và thông cảm cho em, khi em có quyết định táo bạo này. Vâng, quả thật là táo bạo khi em bỏ về cô nhi viện một mình.
Ý định ban đầu của em là sẽ nhân chuyến đi cô nhi viện cùng các anh chị, em sẽ ở lại đó luôn. Nhưng như thế, có nhiều bất tiện cho em. Em đành chọn cách lén bỏ đi. Xin chị đừng lo cho em, em đã dò hỏi và biết rõ những đường xe phải đi để về đến cô nhi viện.
Bỏ ra đi thế này, en có lỗi rất nhiều với những người hằng thương mến em trong gia đình chị và gia đình anh Phong. Nhưng em nghĩ, bao nhiêu tình thương em nhận được trong bấy lâu nay có lẽ cũng đủ làm lòng em ấm lại.
Câu chuyện xảy ra buổi trưa hôm ấy không sao em quên được. Ba nuôi em không còn muốn em có mặt gần người, dù là có mặt trong gia đình chị. Thì em còn ở lại làm gì?
Xin chị đừng hiểu là em oán hờn ba nuôi em. Không, bao giờ em cũng thương mến người và mong muốn người cũng thương mến em. Em hiểu tâm trạng của người. Tâm trạng một người cha mất con, mà kẻ gây ra cái chết của con người lại là em. Nếu ở địa vị của người, chắc em cũng phải hành động như người.
Phần gia đình chị, em xin nhờ chị gởi đến hai bác lời xin của em, xin hai bác tha thứ cho em những lỗi lầm nếu có của em trong thời gian em ở đây. Riêng anh Thông, em có lời cảm ơn anh đã chỉ bảo em nhiều về việc học.
Chị cũng chuyển hộ đến má em và anh Phong, chị Uyên, rằng lúc nào em cũng kính mến họ. Em sẽ nói nhiều hơn về việc em trở về cô nhi viện khi gặp lại mọi người ở đó.
Chiều nay, em đã có mặt trong cô nhi viện. Em sẽ trả lời câu hỏi của các sư cô: "Tại sao con về đây?", rằng: "Con nhớ các bạn con nên con trở về". Nếu chị thương em, xin chị đừng nói với các sư cô, cũng như xin chị dặn mọi người, đừng ai nói cho các sư cô biết những chuyện đã xảy ra. Xin tất cả giữ kín như đã giấu kín chuyện em phải sang đây bấy lâu nay. Em chỉ sợ các người buồn và lo lắng vì em. Có lẽ các người sẽ la rầy em, rằng sao trước kia nhận lời rồi bây giờ lại lén về, bảo là vì nhớ các bạn. Nhưng chẳng sao, em chịu được. Cố mà chịu thì chuyện gì lại không được phải không chị?
Giờ này, chị đang ngon giấc. Em cầu chúc chị giấc mơ thật đẹp tối nay. Một phút giây nào đó, nhớ đến em, xin chị cho em hai tiếng tội nghiệp. Bấy nhiêu, em tưởng là quá đủ rồi.
Trưa nay, em không ngủ để viết đến chị lá thư này. Từ ngày quen biết chị đến giờ, chưa lần nào em viết thư đến chị, chị nhỉ! Lá thư này, lá thư đầu tiên và cuối cùng, em viết gởi đến chị với tất cả ý nghĩ tốt của em về chị.
Em xin chị hiểu và thông cảm cho em, khi em có quyết định táo bạo này. Vâng, quả thật là táo bạo khi em bỏ về cô nhi viện một mình.
Ý định ban đầu của em là sẽ nhân chuyến đi cô nhi viện cùng các anh chị, em sẽ ở lại đó luôn. Nhưng như thế, có nhiều bất tiện cho em. Em đành chọn cách lén bỏ đi. Xin chị đừng lo cho em, em đã dò hỏi và biết rõ những đường xe phải đi để về đến cô nhi viện.
Bỏ ra đi thế này, en có lỗi rất nhiều với những người hằng thương mến em trong gia đình chị và gia đình anh Phong. Nhưng em nghĩ, bao nhiêu tình thương em nhận được trong bấy lâu nay có lẽ cũng đủ làm lòng em ấm lại.
Câu chuyện xảy ra buổi trưa hôm ấy không sao em quên được. Ba nuôi em không còn muốn em có mặt gần người, dù là có mặt trong gia đình chị. Thì em còn ở lại làm gì?
Xin chị đừng hiểu là em oán hờn ba nuôi em. Không, bao giờ em cũng thương mến người và mong muốn người cũng thương mến em. Em hiểu tâm trạng của người. Tâm trạng một người cha mất con, mà kẻ gây ra cái chết của con người lại là em. Nếu ở địa vị của người, chắc em cũng phải hành động như người.
Phần gia đình chị, em xin nhờ chị gởi đến hai bác lời xin của em, xin hai bác tha thứ cho em những lỗi lầm nếu có của em trong thời gian em ở đây. Riêng anh Thông, em có lời cảm ơn anh đã chỉ bảo em nhiều về việc học.
Chị cũng chuyển hộ đến má em và anh Phong, chị Uyên, rằng lúc nào em cũng kính mến họ. Em sẽ nói nhiều hơn về việc em trở về cô nhi viện khi gặp lại mọi người ở đó.
Chiều nay, em đã có mặt trong cô nhi viện. Em sẽ trả lời câu hỏi của các sư cô: "Tại sao con về đây?", rằng: "Con nhớ các bạn con nên con trở về". Nếu chị thương em, xin chị đừng nói với các sư cô, cũng như xin chị dặn mọi người, đừng ai nói cho các sư cô biết những chuyện đã xảy ra. Xin tất cả giữ kín như đã giấu kín chuyện em phải sang đây bấy lâu nay. Em chỉ sợ các người buồn và lo lắng vì em. Có lẽ các người sẽ la rầy em, rằng sao trước kia nhận lời rồi bây giờ lại lén về, bảo là vì nhớ các bạn. Nhưng chẳng sao, em chịu được. Cố mà chịu thì chuyện gì lại không được phải không chị?
Giờ này, chị đang ngon giấc. Em cầu chúc chị giấc mơ thật đẹp tối nay. Một phút giây nào đó, nhớ đến em, xin chị cho em hai tiếng tội nghiệp. Bấy nhiêu, em tưởng là quá đủ rồi.
Thương chị,
Dung Chi.
*
Em gấp lá thư bỏ vào phong bì. Buổi trưa, trong nhà thật im vắng. Mọi người đều đang say giấc.
Em rón rén bước về phía phòng chị Hằng Thu. Chị nằm ngủ, nghiêng về phía phải, gối đầu trên tay. Bờ vai đưa lên hạ xuống theo nhịp thở. Em đặt lá thư dưới chiếu, cạnh bàn tay trái của chị. Chị không hay biết gì cả. Thời gian như dừng lại. Vắng vẻ.
Phút biệt ly nào cũng buồn. Càng kéo dài, càng man mác trong lòng. Em lùi dần ra khỏi phòng, mắt vẫn không rời chị Hằng Thu. Chị hãy ngủ giấc yên lành. Em chúc chị được vui luôn.
Chiếc va li nhỏ đựng ít quần áo và những đồ cần dùng, em để sẵn ở phòng khách. Em tiến về phía sân thật nhanh. Đến cổng, em dừng lại để nhìn ngôi nhà lần cuối. Em thấy quyến luyến quá. Em nghĩ vẩn vơ và lo sợ sự quyến luyến làm mình đổi ý.
Không được. Phải ra đi. Xin tha thứ cho con, cho em. Xin hiểu hoàn cảnh của con, của em. Và nơi cô nhi viện, xin các sư cô hiểu con, tha thứ cho con. Con phải trở về với các người, dù các người nghĩ thế nào về con đi nữa.
Đi bộ một quãng, em đến con đường có xe lam chạy về hướng cô nhi viện. Em đã dò hỏi nhiều người. Từ đây, em đáp xe lam đến một bến nọ, đổi chuyến xe khác. Bến của chuyến xe sau này chỉ cách cô nhi viện chừng bốn cây số. Em có thể xin quá giang xe đò miền Tây về cô nhi viện.
Lâu lắm mới có một chiếc xe lam chạy qua. Nhưng trên xe lại đầy người. Nắng trưa nóng, em bước lui đến dưới một gốc cây ven đường. Không biết giờ này ở nhà, chị Hằng Thu đã dậy chưa? Chị sẽ phản ứng ra sao sau khi đọc xong lá thư của em?
Một chiếc xem lam khác chạy ngang. Em xách va li bước ra đưa tay vẫy. Xe dừng lại. Mấy người khách trên xe nhìn em với vẻ ngạc nhiên. Em lên xe, ngồi cạnh một ông lão. Ông lão hỏi em:
- Cháu ở xa mới tới phải không? Sao đi có một mình?
Em dối:
- Không. Cháu đi thăm một người bà con.
- Thăm bà con mà đem theo cả va li?
- Cái va li... a... cái va li đựng đồ này cháu đem cho người ấy.
- Nằm nhà thương hả?
-... vâng...
Sài gòn xa dần. Những căn nhà cao, kín bứng như hộp được thay thế dần bằng những căn nhà trệt. Xe cộ cũng dần ít hơn. Em tạm thấy quên đi mọi chuyện, đưa mắt nhìn cảnh vật đường phố.
Xe dừng lại giữa đường để đón khách, hoặc cho khách xuống vài ba lần rồi dừng lại bến. Em hỏi thăm và lên xe khác đi chặng đường kế tiếp.
Xe lại đỗ bến. Em nghe lòng hân hoan xen lẫn hồi hộp vô chừng. Theo lời chỉ dẫn, chỉ còn một quãng đường nữa, chừng bốn cây số, là em đã trở lại cô nhi viện.
Em bước dọc theo quốc lộ, chờ xe đò đi ngang, xin quá giang. Một chiếc xe đò xuôi miền Tây lao vun vút đến. Em đưa tay vẫy, nhưng chiếc xe chạy thẳng. Có lẽ vóc dáng trẻ con của em là nguyên nhân của sự từ chối đó. Em nhủ thầm, có lẽ mình đành phải đi bộ.
Những cảnh quen thuộc dần hiện ra trên đường đi. Em bước nhanh với ý nghĩ vui trong trí. Lại một chiếc xe đò nữa vút qua, em đưa tay vẫy. Xe chạy thẳng, người lơ xe nhìn em, đưa bàn tay phải lên, xoay tròn, ý từ chối.
Em hết hy vọng đi nhờ xe, đành đi bộ.
- Đi đâu đó em nhỏ?
Em giật mình quay lại. Một người lạ thò đầu ra khỏi chiếc xe hơi cũ trờ tới ngang em tự lúc nào. Em chưa kịp đáp, người này lại hỏi:
- Em ở xa mới tới đây hả?
- Thưa ông không, tôi trở về nhà cũ.
- Gần đây không?
- Thưa... trong một cô nhi viện cách đây chừng bốn cây số...
- A... em ở trong cô nhi viện à? Mồ côi à?
- Vâng...
Người đàn ông này quay sang người tài xế thì thầm gì đó. Em vượt khỏi chiếc xe, tiếp tục con đường. Nắng vẫn gắt, đường phố vắng vẻ.
Chiếc xe lại trờ tới ngang em. Người nọ bảo em:
- Em lên đây, chúng tôi cho quá giang.
Em chưa dám nhận lời. Người này lại nói:
- Em đừng ngại, gì chứ giúp các em mồ côi như em chúng tôi rất sẵn lòng. Em xem, trời nắng thế này mà em phải đi bộ hàng bốn cây số thì chịu sao nổi... lên xe đi em...
Rồi người này bước xuống xe, mở cửa lớn. Em chưa kịp phản ứng gì, ông ta đã đẩy em vào trong xe rồi vào theo, đóng ập cửa lại. Người tài xế:
- Dông nghe!
Em ngạc nhiên thấy chiếc xe quay đầu về hướng Sài gòn:
- Sao lại đi hướng này?
Người đàn ông nham hiểm:
- Không đi hướng này thì còn đi hướng nào nữa hả, bé con?
Một mùi thuốc lạ tỏa ra từ chiếc khăn tay của người này úp chụp lên mặt em. Em thấy choáng váng, tâm trí xoay tròn rồi gục xuống, không biết gì nữa.
Em rón rén bước về phía phòng chị Hằng Thu. Chị nằm ngủ, nghiêng về phía phải, gối đầu trên tay. Bờ vai đưa lên hạ xuống theo nhịp thở. Em đặt lá thư dưới chiếu, cạnh bàn tay trái của chị. Chị không hay biết gì cả. Thời gian như dừng lại. Vắng vẻ.
Phút biệt ly nào cũng buồn. Càng kéo dài, càng man mác trong lòng. Em lùi dần ra khỏi phòng, mắt vẫn không rời chị Hằng Thu. Chị hãy ngủ giấc yên lành. Em chúc chị được vui luôn.
Chiếc va li nhỏ đựng ít quần áo và những đồ cần dùng, em để sẵn ở phòng khách. Em tiến về phía sân thật nhanh. Đến cổng, em dừng lại để nhìn ngôi nhà lần cuối. Em thấy quyến luyến quá. Em nghĩ vẩn vơ và lo sợ sự quyến luyến làm mình đổi ý.
Không được. Phải ra đi. Xin tha thứ cho con, cho em. Xin hiểu hoàn cảnh của con, của em. Và nơi cô nhi viện, xin các sư cô hiểu con, tha thứ cho con. Con phải trở về với các người, dù các người nghĩ thế nào về con đi nữa.
Đi bộ một quãng, em đến con đường có xe lam chạy về hướng cô nhi viện. Em đã dò hỏi nhiều người. Từ đây, em đáp xe lam đến một bến nọ, đổi chuyến xe khác. Bến của chuyến xe sau này chỉ cách cô nhi viện chừng bốn cây số. Em có thể xin quá giang xe đò miền Tây về cô nhi viện.
Lâu lắm mới có một chiếc xe lam chạy qua. Nhưng trên xe lại đầy người. Nắng trưa nóng, em bước lui đến dưới một gốc cây ven đường. Không biết giờ này ở nhà, chị Hằng Thu đã dậy chưa? Chị sẽ phản ứng ra sao sau khi đọc xong lá thư của em?
Một chiếc xem lam khác chạy ngang. Em xách va li bước ra đưa tay vẫy. Xe dừng lại. Mấy người khách trên xe nhìn em với vẻ ngạc nhiên. Em lên xe, ngồi cạnh một ông lão. Ông lão hỏi em:
- Cháu ở xa mới tới phải không? Sao đi có một mình?
Em dối:
- Không. Cháu đi thăm một người bà con.
- Thăm bà con mà đem theo cả va li?
- Cái va li... a... cái va li đựng đồ này cháu đem cho người ấy.
- Nằm nhà thương hả?
-... vâng...
Sài gòn xa dần. Những căn nhà cao, kín bứng như hộp được thay thế dần bằng những căn nhà trệt. Xe cộ cũng dần ít hơn. Em tạm thấy quên đi mọi chuyện, đưa mắt nhìn cảnh vật đường phố.
Xe dừng lại giữa đường để đón khách, hoặc cho khách xuống vài ba lần rồi dừng lại bến. Em hỏi thăm và lên xe khác đi chặng đường kế tiếp.
Xe lại đỗ bến. Em nghe lòng hân hoan xen lẫn hồi hộp vô chừng. Theo lời chỉ dẫn, chỉ còn một quãng đường nữa, chừng bốn cây số, là em đã trở lại cô nhi viện.
Em bước dọc theo quốc lộ, chờ xe đò đi ngang, xin quá giang. Một chiếc xe đò xuôi miền Tây lao vun vút đến. Em đưa tay vẫy, nhưng chiếc xe chạy thẳng. Có lẽ vóc dáng trẻ con của em là nguyên nhân của sự từ chối đó. Em nhủ thầm, có lẽ mình đành phải đi bộ.
Những cảnh quen thuộc dần hiện ra trên đường đi. Em bước nhanh với ý nghĩ vui trong trí. Lại một chiếc xe đò nữa vút qua, em đưa tay vẫy. Xe chạy thẳng, người lơ xe nhìn em, đưa bàn tay phải lên, xoay tròn, ý từ chối.
Em hết hy vọng đi nhờ xe, đành đi bộ.
- Đi đâu đó em nhỏ?
Em giật mình quay lại. Một người lạ thò đầu ra khỏi chiếc xe hơi cũ trờ tới ngang em tự lúc nào. Em chưa kịp đáp, người này lại hỏi:
- Em ở xa mới tới đây hả?
- Thưa ông không, tôi trở về nhà cũ.
- Gần đây không?
- Thưa... trong một cô nhi viện cách đây chừng bốn cây số...
- A... em ở trong cô nhi viện à? Mồ côi à?
- Vâng...
Người đàn ông này quay sang người tài xế thì thầm gì đó. Em vượt khỏi chiếc xe, tiếp tục con đường. Nắng vẫn gắt, đường phố vắng vẻ.
Chiếc xe lại trờ tới ngang em. Người nọ bảo em:
- Em lên đây, chúng tôi cho quá giang.
Em chưa dám nhận lời. Người này lại nói:
- Em đừng ngại, gì chứ giúp các em mồ côi như em chúng tôi rất sẵn lòng. Em xem, trời nắng thế này mà em phải đi bộ hàng bốn cây số thì chịu sao nổi... lên xe đi em...
Rồi người này bước xuống xe, mở cửa lớn. Em chưa kịp phản ứng gì, ông ta đã đẩy em vào trong xe rồi vào theo, đóng ập cửa lại. Người tài xế:
- Dông nghe!
Em ngạc nhiên thấy chiếc xe quay đầu về hướng Sài gòn:
- Sao lại đi hướng này?
Người đàn ông nham hiểm:
- Không đi hướng này thì còn đi hướng nào nữa hả, bé con?
Một mùi thuốc lạ tỏa ra từ chiếc khăn tay của người này úp chụp lên mặt em. Em thấy choáng váng, tâm trí xoay tròn rồi gục xuống, không biết gì nữa.
*
Lúc tỉnh dậy, em thấy cạnh mình có một mụ đàn bà mặt mày hung dữ. Mụ hỏi em:
- Đói không?
Em nghe nỗi sợ xâm chiếm trọn tâm hồn. Em chẳng thiết gì đến chuyện ăn uống, dù khi nghe mụ hỏi, em thấy mình thật đói. Em hỏi:
- Sao lại đưa tôi tới đây?
Mụ kia:
- Tao mua mầy mười lăm ngàn. Từ nay, mầy thuộc quyền sai khiến của tao. Tao báo cho biết, đừng mong bỏ trốn khỏi tay tao. Tao mà bắt được, tao xẻo tai.
Em bưng mặt khóc.
- Tôi có làm gì đâu?
Mụ kia không thèm đếm xỉa tới lời em nói, lại hỏi:
- Đói không?
Em lắc đầu. Mụ đứng dậy, mở cửa rồi đứng chắn ở đó, dặn em:
- Chừng nào muốn gì thì kêu tao. Tao ở bên ngoài kia.
Rồi mụ lách ra, khóa trái cửa lại. Em ngồi thẫn thờ, nghỉ lại những chuyện vừa xảy ra cho mình.
Ngoài kia, có ánh đèn néon hắt vào qua lỗ khóa. Em biết trời đã tối.
Mụ kia cho em biết, mụ mua em mười lăm ngàn. Có lẽ hai gã bắt cóc em trên xe hơi đã bán em cho mụ.
Em nghe hối tiếc vô vàn. Không phải hối tiếc về việc em quyết định bỏ trốn về cô nhi viện, mà là hối tiếc rằng mình đã về gần tới nơi, thì lại gặp chuyện không may này. Lọt vào đây, em hết còn hy vọng trở lại chốn cũ rồi.
Giờ này, có lẽ chị Hằng Thu đã đọc xong thư của em. Chị chạy nhanh sang phòng em, để nhìn căn phòng hiu quạnh. Rồi chị chạy cho hai bác Tường biết. Chạy sang báo tin cho anh Phong và gia đình anh biết. Mọi người rối lên. Không chừng, anh Phong còn đánh xe lên thẳng cô nhi viện để đem em trở về. Rồi mọi người phải ngạc nhiên vô chừng khi các sư cô trả lời: "Dung Chi không trở về đây".
Nào ai biết được em đang ở nơi này. Trong một căn phòng ẩm thấp, hôi hám. Rồi đời em sẽ ra sao? Mụ đàn bàn kia sẽ bắt em làm những việc gì? Mười hai tuổi, em bé nhỏ, yếu ớt, liệu có làm nổi những việc mụ ấy giao cho không?
Chắc là em không dám bỏ trốn rồi. Vì mụ ấy đã dọa, em mà trốn đi, mụ ấy bắt được, mụ ấy xẻo tai. Có lẽ mụ không dọa, con người hung dữ như mụ thì việc gì lại chẳng dám làm. Lại nữa, dù có muốn trốn đi, em cũng không thể trốn được, em còn chưa định được mình đang ở đâu kia mà!
Thật lâu, em mới thiếp đi vì mệt. Giấc ngủ của em bị đứt quãng thật nhiều lần. Em mơ thấy mình là một nàng công chúa nhỏ lạc vào khu rừng cấm của mụ phù thủy.
- Đói không?
Em nghe nỗi sợ xâm chiếm trọn tâm hồn. Em chẳng thiết gì đến chuyện ăn uống, dù khi nghe mụ hỏi, em thấy mình thật đói. Em hỏi:
- Sao lại đưa tôi tới đây?
Mụ kia:
- Tao mua mầy mười lăm ngàn. Từ nay, mầy thuộc quyền sai khiến của tao. Tao báo cho biết, đừng mong bỏ trốn khỏi tay tao. Tao mà bắt được, tao xẻo tai.
Em bưng mặt khóc.
- Tôi có làm gì đâu?
Mụ kia không thèm đếm xỉa tới lời em nói, lại hỏi:
- Đói không?
Em lắc đầu. Mụ đứng dậy, mở cửa rồi đứng chắn ở đó, dặn em:
- Chừng nào muốn gì thì kêu tao. Tao ở bên ngoài kia.
Rồi mụ lách ra, khóa trái cửa lại. Em ngồi thẫn thờ, nghỉ lại những chuyện vừa xảy ra cho mình.
Ngoài kia, có ánh đèn néon hắt vào qua lỗ khóa. Em biết trời đã tối.
Mụ kia cho em biết, mụ mua em mười lăm ngàn. Có lẽ hai gã bắt cóc em trên xe hơi đã bán em cho mụ.
Em nghe hối tiếc vô vàn. Không phải hối tiếc về việc em quyết định bỏ trốn về cô nhi viện, mà là hối tiếc rằng mình đã về gần tới nơi, thì lại gặp chuyện không may này. Lọt vào đây, em hết còn hy vọng trở lại chốn cũ rồi.
Giờ này, có lẽ chị Hằng Thu đã đọc xong thư của em. Chị chạy nhanh sang phòng em, để nhìn căn phòng hiu quạnh. Rồi chị chạy cho hai bác Tường biết. Chạy sang báo tin cho anh Phong và gia đình anh biết. Mọi người rối lên. Không chừng, anh Phong còn đánh xe lên thẳng cô nhi viện để đem em trở về. Rồi mọi người phải ngạc nhiên vô chừng khi các sư cô trả lời: "Dung Chi không trở về đây".
Nào ai biết được em đang ở nơi này. Trong một căn phòng ẩm thấp, hôi hám. Rồi đời em sẽ ra sao? Mụ đàn bàn kia sẽ bắt em làm những việc gì? Mười hai tuổi, em bé nhỏ, yếu ớt, liệu có làm nổi những việc mụ ấy giao cho không?
Chắc là em không dám bỏ trốn rồi. Vì mụ ấy đã dọa, em mà trốn đi, mụ ấy bắt được, mụ ấy xẻo tai. Có lẽ mụ không dọa, con người hung dữ như mụ thì việc gì lại chẳng dám làm. Lại nữa, dù có muốn trốn đi, em cũng không thể trốn được, em còn chưa định được mình đang ở đâu kia mà!
Thật lâu, em mới thiếp đi vì mệt. Giấc ngủ của em bị đứt quãng thật nhiều lần. Em mơ thấy mình là một nàng công chúa nhỏ lạc vào khu rừng cấm của mụ phù thủy.
*
Chung quanh em có năm đứa trẻ, ba trai, hai gái. Đứa nằm duỗi dài trên nền đất, đứa ngồi bó gối, đứa đứng tựa cửa. Đứa nào cũng áo quần xốc xếch, bẩn thỉu.
Mụ đàn bà chỉ chúng, nói với em:
- Mầy xem chúng nó đó, đứa nào lúc đầu cũng như mầy, đến đây với vẻ bảnh bao, chải chuốt lắm. Nhưng ở dưới tay tao ít lâu là phải như thế đó, phải biến thành quân rách rưới. Mầy tốt phước, có dáng xinh đẹp hơn chúng nó, tao thương, tao không bắt làm những việc như chúng nó. Mai này, tao dẫn mày sang nhà người chủ mướn mầy, mầy sẽ ở đó luôn để làm việc cho người ta. Đã sửa soạn quần áo chưa?
- Dạ rồi...
- Tao cho cái giỏ để đựng. Bỏ cái va li lại đây. Đi làm mướn không ai đem va li đựng đồ cả. Hiểu chưa?
- Dạ hiểu...
- Tao dặn thêm điều này nữa, là mày đừng thấy tao không có ở đó rồi bỏ trốn. Những đứa này (mụ chỉ năm đứa quanh em) chúng nó sẽ canh chừng mầy. Mầy mà bỏ trốn, mầy sẽ biết tay tao...
Đe dọa xong, mụ dịu giọng:
- Mầy phải biết là mầy tốt phước lắm mới được tao thương cho đi ở mướn. Cố mà làm cho người ta, rồi tháng tháng tao cho ít tiền mà tiêu vặt...
Nói đoạn, mụ quay sang năm đứa kia, quát:
- Thằng Long lên gác đợi tao, còn bốn đứa kia, tối nay tao cho nghỉ, ở nhà chơi với con Hồng.
Rồi mụ tiến về phía thang gác. Thằng Long, thằng bé có mấy nốt ghẻ dưới chân, đã phóng nhanh lên gác trước mụ. Còn lại bốn đứa, hai trai, hai gái, chúng đợi mụ khuất hẳn rồi mới nhìn nhau, cười nói vui vẻ:
- Đỡ quá, tối nay được nghỉ ở nhà...
- Hôm qua, tao bị cảnh sát rượt chạy có cờ đó...
- Tao ghét việc của tao quá, gì mà phải ngồi chắp tay lạy khắp thiên hạ, lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, cho con đồng tiền, chén gạo làm phước, ba con chết, má con bỏ con đi lấy chồng khác...
Bọn chúng bốn đứa chụm bên nhau nói chuyện, bỏ mặc em ngồi một mình. Có lẽ chúng còn e dè vì em là người lạ.
Em khều tay một đứa con gái ngồi gần:
- Này chị...
Nhỏ này quay lại, hỏi:
- Gì?
Em ấp úng:
- Chị... gì... nhỉ?
- Sáu!
Nhỏ Sáu có lẽ nhỏ tuổi hơn em, nhưng trông nét mặt, nhỏ có vẻ sành sõi hơn em nhiều. Nhỏ Sáu biết em muốn làm quen, gợi chuyện:
- Mầy bị bắt lâu chưa?
Em ngạc nhiên:
- Sao chị biết?
Nhỏ Sáu cười:
- Đứa nào tới đây mà không tại bị bắt?
- Chị cũng bị bắt tới đây?
- Ờ. Hơn một năm rồi. Bữa đó tao lén ba má tao đi coi chiếu bóng với tụi bạn. Nhưng lúc về, tao bị lạc tụi nó. Tao không biết đường về, đứng khóc. Thì có hai ông tới hỏi thăm rồi hứa dẫn tao về nhà. Hai ổng dẫn một hồi rồi đưa tao tới đây... Tao bị bán cho mụ Hai.
- Hằng ngày, chị phải làm gì?
- Tao hả? Tao đi ăn xin.
-...
- Mình giả bộ đó mà. Bận đồ dơ dáy vô, đánh rối tóc cho bù xù rồi ra ngồi bên lề chợ xin những người qua lại. Ăn xin cực lắm mầy ơi! Xin được ít tiền, về nhà mụ Hai đánh đòn nhừ tử. Tao muốn đi móc túi như tụi thằng Long, thằng Út ghê mà mụ Hai đâu có cho...
Em thấy sự thân mật đã đến, nhân dịp, hỏi nhỏ Sáu những chuyện mình muốn biết. Nhỏ Sáu kể cho em nghe hết. Nhỏ kể rõ tính tình từng đứa trong bọn. Thằng Long hung dữ nhất, lại được mụ Hai cưng nhất. Thằng Út móc túi thật hay, chưa lần nào bị bắt. Thằng Cần liều gan khỏi chê, dám giựt đồ của người ta trước mặt cảnh sát. Nhỏ Bông đi ăn xin, tối ngày khóc lóc, nói nhớ má.
Nhỏ Sáu cũng cho em biết, có lần nhỏ ấy đã tính bỏ trốn. Nhưng bị thằng Long tìm được. Mụ Hai đánh cho nhỏ ấy một trận chí chết. Từ đó, nhỏ ấy hết dám bỏ trốn, và còn để tâm dò xét xem đứa nào muốn trốn, sẽ mách cho mụ Hai biết để lập công.
Nhỏ Sáu kết luận về trường hợp của em:
- Mầy tốt phước thiệt đó, được đi ở mướn là sung sướng nhất rồi!
Em nghe chua xót quá! "Được đi ở mướn là sung sướng nhất rồi". Những người trong cô nhi viện, những người trong gia đình anh Phong, gia đình chị Hằng Thu, liệu có ai nghĩ rằng em sắp được "đi ở mướn" không? Dung Chi ngày trước với những lời khen: "Xinh quá", "ngoan quá", "tốt quá" còn đâu nữa, chỉ còn em, con Hồng – em nói với mụ Hai em tên Hồng – ngày mai, sẽ xách giỏ quần áo theo mụ Hai đến nhà chủ, làm công việc một đứa bé ở mướn.
Mụ đàn bà chỉ chúng, nói với em:
- Mầy xem chúng nó đó, đứa nào lúc đầu cũng như mầy, đến đây với vẻ bảnh bao, chải chuốt lắm. Nhưng ở dưới tay tao ít lâu là phải như thế đó, phải biến thành quân rách rưới. Mầy tốt phước, có dáng xinh đẹp hơn chúng nó, tao thương, tao không bắt làm những việc như chúng nó. Mai này, tao dẫn mày sang nhà người chủ mướn mầy, mầy sẽ ở đó luôn để làm việc cho người ta. Đã sửa soạn quần áo chưa?
- Dạ rồi...
- Tao cho cái giỏ để đựng. Bỏ cái va li lại đây. Đi làm mướn không ai đem va li đựng đồ cả. Hiểu chưa?
- Dạ hiểu...
- Tao dặn thêm điều này nữa, là mày đừng thấy tao không có ở đó rồi bỏ trốn. Những đứa này (mụ chỉ năm đứa quanh em) chúng nó sẽ canh chừng mầy. Mầy mà bỏ trốn, mầy sẽ biết tay tao...
Đe dọa xong, mụ dịu giọng:
- Mầy phải biết là mầy tốt phước lắm mới được tao thương cho đi ở mướn. Cố mà làm cho người ta, rồi tháng tháng tao cho ít tiền mà tiêu vặt...
Nói đoạn, mụ quay sang năm đứa kia, quát:
- Thằng Long lên gác đợi tao, còn bốn đứa kia, tối nay tao cho nghỉ, ở nhà chơi với con Hồng.
Rồi mụ tiến về phía thang gác. Thằng Long, thằng bé có mấy nốt ghẻ dưới chân, đã phóng nhanh lên gác trước mụ. Còn lại bốn đứa, hai trai, hai gái, chúng đợi mụ khuất hẳn rồi mới nhìn nhau, cười nói vui vẻ:
- Đỡ quá, tối nay được nghỉ ở nhà...
- Hôm qua, tao bị cảnh sát rượt chạy có cờ đó...
- Tao ghét việc của tao quá, gì mà phải ngồi chắp tay lạy khắp thiên hạ, lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, cho con đồng tiền, chén gạo làm phước, ba con chết, má con bỏ con đi lấy chồng khác...
Bọn chúng bốn đứa chụm bên nhau nói chuyện, bỏ mặc em ngồi một mình. Có lẽ chúng còn e dè vì em là người lạ.
Em khều tay một đứa con gái ngồi gần:
- Này chị...
Nhỏ này quay lại, hỏi:
- Gì?
Em ấp úng:
- Chị... gì... nhỉ?
- Sáu!
Nhỏ Sáu có lẽ nhỏ tuổi hơn em, nhưng trông nét mặt, nhỏ có vẻ sành sõi hơn em nhiều. Nhỏ Sáu biết em muốn làm quen, gợi chuyện:
- Mầy bị bắt lâu chưa?
Em ngạc nhiên:
- Sao chị biết?
Nhỏ Sáu cười:
- Đứa nào tới đây mà không tại bị bắt?
- Chị cũng bị bắt tới đây?
- Ờ. Hơn một năm rồi. Bữa đó tao lén ba má tao đi coi chiếu bóng với tụi bạn. Nhưng lúc về, tao bị lạc tụi nó. Tao không biết đường về, đứng khóc. Thì có hai ông tới hỏi thăm rồi hứa dẫn tao về nhà. Hai ổng dẫn một hồi rồi đưa tao tới đây... Tao bị bán cho mụ Hai.
- Hằng ngày, chị phải làm gì?
- Tao hả? Tao đi ăn xin.
-...
- Mình giả bộ đó mà. Bận đồ dơ dáy vô, đánh rối tóc cho bù xù rồi ra ngồi bên lề chợ xin những người qua lại. Ăn xin cực lắm mầy ơi! Xin được ít tiền, về nhà mụ Hai đánh đòn nhừ tử. Tao muốn đi móc túi như tụi thằng Long, thằng Út ghê mà mụ Hai đâu có cho...
Em thấy sự thân mật đã đến, nhân dịp, hỏi nhỏ Sáu những chuyện mình muốn biết. Nhỏ Sáu kể cho em nghe hết. Nhỏ kể rõ tính tình từng đứa trong bọn. Thằng Long hung dữ nhất, lại được mụ Hai cưng nhất. Thằng Út móc túi thật hay, chưa lần nào bị bắt. Thằng Cần liều gan khỏi chê, dám giựt đồ của người ta trước mặt cảnh sát. Nhỏ Bông đi ăn xin, tối ngày khóc lóc, nói nhớ má.
Nhỏ Sáu cũng cho em biết, có lần nhỏ ấy đã tính bỏ trốn. Nhưng bị thằng Long tìm được. Mụ Hai đánh cho nhỏ ấy một trận chí chết. Từ đó, nhỏ ấy hết dám bỏ trốn, và còn để tâm dò xét xem đứa nào muốn trốn, sẽ mách cho mụ Hai biết để lập công.
Nhỏ Sáu kết luận về trường hợp của em:
- Mầy tốt phước thiệt đó, được đi ở mướn là sung sướng nhất rồi!
Em nghe chua xót quá! "Được đi ở mướn là sung sướng nhất rồi". Những người trong cô nhi viện, những người trong gia đình anh Phong, gia đình chị Hằng Thu, liệu có ai nghĩ rằng em sắp được "đi ở mướn" không? Dung Chi ngày trước với những lời khen: "Xinh quá", "ngoan quá", "tốt quá" còn đâu nữa, chỉ còn em, con Hồng – em nói với mụ Hai em tên Hồng – ngày mai, sẽ xách giỏ quần áo theo mụ Hai đến nhà chủ, làm công việc một đứa bé ở mướn.
*
Mụ Hai giới thiệu em là cháu ruột của mụ, ở dưới quê mới lên đây tìm việc. Bà chủ nhìn em rồi nói:
- Con nhỏ coi cũng sạch sẽ, dễ thương, tôi vừa lòng lắm...
Rồi bà bàn chuyện tiền bạc với mụ Hai. Em nghe và được biết, mỗi tháng, tiền lương của em là hai ngàn. Mụ Hai sẽ đến lấy mỗi cuối tháng để "gởi về cho má nó dưới quê". Bà chủ cho mụ mượn trước nửa tháng lương của em. Mụ hí hửng lấy tiền, khi ra về, mụ ngoắc em, dúi cho em năm chục bạc:
- Để dành mà ăn quà. Rán làm việc nghe. Tao dặn lại lần chót (mụ nói nhỏ đi), mầy mà bỏ trốn, tao bắt được, tao giết chết.
Mụ nghiến những tiếng sau cùng trong hai hàm răng. Ánh mắt của mụ long lên dễ sợ. Em quay vào nhà.
Và cuộc đời ở mướn của em bắt đầu từ đấy.
Công việc cũng nhẹ nhàng. Quét dọn, giặt giũ, giữ em. Cơm nước đã có bà bếp lo. Tối đến, được tự do, miễn đừng ra khỏi nhà, phòng hờ có ai sai gì thình lình.
Những người trong gia đình này cũng dễ chịu. Hai vợ chồng chủ nhà, người con trai lớn và vợ con – đứa bé lên hai em phải trông nom là con của người này –, người con gái kế và người con trai út. Ông chủ, không biết làm nghề gì, thường cứ sáng là ra đi, đến tối mới về. Bà chủ ở nhà với con dâu trông nom nhà cửa.
Chỉ có một người làm em bực mình, là bà bếp. Bà ta hay sai vặt em ghê, toàn những việc không phải phận sự của em.
Nếp sống trầm lặng này làm em nhớ đến gia đình chị Hằng Thu. Nhiều lúc, hình ảnh những người thân yêu trước kia trở lại làm em có ý định bỏ trốn khỏi nơi đây. Nhưng những thằng Long, thằng Út... lởn vởn bên đường canh chừng làm em chùn chí.
Tháng ngày và những sự việc xảy đến với em, nhiều lúc làm em thấy chán nản quá. Sự phấn khởi chỉ đến khi em nhớ đến anh Phong và chị Hằng Thu, hai người em thương mến nhất, hai người thương mến em từ những ngày đầu gặp gỡ.
Em nhớ đến anh Phong. Em nghe văng vẳng lời anh:
- Dung Chi xem kìa, cái miệng của chị Hằng Thu có phải hệt như cái miệng trẻ con không?
"Cái miệng trẻ con" chế lại anh Phong:
- Thế còn cái đầu không chải của anh? Người lớn lắm đấy?
Tiếng em cười ròn rã văng vẳng...
- Con nhỏ coi cũng sạch sẽ, dễ thương, tôi vừa lòng lắm...
Rồi bà bàn chuyện tiền bạc với mụ Hai. Em nghe và được biết, mỗi tháng, tiền lương của em là hai ngàn. Mụ Hai sẽ đến lấy mỗi cuối tháng để "gởi về cho má nó dưới quê". Bà chủ cho mụ mượn trước nửa tháng lương của em. Mụ hí hửng lấy tiền, khi ra về, mụ ngoắc em, dúi cho em năm chục bạc:
- Để dành mà ăn quà. Rán làm việc nghe. Tao dặn lại lần chót (mụ nói nhỏ đi), mầy mà bỏ trốn, tao bắt được, tao giết chết.
Mụ nghiến những tiếng sau cùng trong hai hàm răng. Ánh mắt của mụ long lên dễ sợ. Em quay vào nhà.
Và cuộc đời ở mướn của em bắt đầu từ đấy.
Công việc cũng nhẹ nhàng. Quét dọn, giặt giũ, giữ em. Cơm nước đã có bà bếp lo. Tối đến, được tự do, miễn đừng ra khỏi nhà, phòng hờ có ai sai gì thình lình.
Những người trong gia đình này cũng dễ chịu. Hai vợ chồng chủ nhà, người con trai lớn và vợ con – đứa bé lên hai em phải trông nom là con của người này –, người con gái kế và người con trai út. Ông chủ, không biết làm nghề gì, thường cứ sáng là ra đi, đến tối mới về. Bà chủ ở nhà với con dâu trông nom nhà cửa.
Chỉ có một người làm em bực mình, là bà bếp. Bà ta hay sai vặt em ghê, toàn những việc không phải phận sự của em.
Nếp sống trầm lặng này làm em nhớ đến gia đình chị Hằng Thu. Nhiều lúc, hình ảnh những người thân yêu trước kia trở lại làm em có ý định bỏ trốn khỏi nơi đây. Nhưng những thằng Long, thằng Út... lởn vởn bên đường canh chừng làm em chùn chí.
Tháng ngày và những sự việc xảy đến với em, nhiều lúc làm em thấy chán nản quá. Sự phấn khởi chỉ đến khi em nhớ đến anh Phong và chị Hằng Thu, hai người em thương mến nhất, hai người thương mến em từ những ngày đầu gặp gỡ.
Em nhớ đến anh Phong. Em nghe văng vẳng lời anh:
- Dung Chi xem kìa, cái miệng của chị Hằng Thu có phải hệt như cái miệng trẻ con không?
"Cái miệng trẻ con" chế lại anh Phong:
- Thế còn cái đầu không chải của anh? Người lớn lắm đấy?
Tiếng em cười ròn rã văng vẳng...
______________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IX