CHƯƠNG II
Dù đã nhủ mình phải cố hòa đồng vào nếp sống mới của gia đình, tôi cũng thấy rằng tôi khó mà thích hợp, mà chịu đựng được.
Trước tiên là những tiện nghi vật chất. Căn nhà mới của gia đình tôi, như tôi đã kể, chỉ là một căn nhà với ba thước rưỡi bề ngang, hơn sáu thước bề dài, nằm trong một xóm nhỏ khoảng trăm nóc gia. Chừng đó gia đình, chừng đó căn nhà lúp xúp, nghèo nàn, chen lấn nhau trong một khoảng đất biệt lập.
Thật ra , gọi là biệt lập thì không đúng lắm. Vì tuy xóm tôi trơ vơ thật đấy – phía trái và sau lưng là ruộng, phía mặt là một khu rừng – nhưng đằng trước , cách một con đường, là một ấp nhỏ, tuy chẳng mấy gì sang trọng nhưng cũng danh giá hơn xóm tôi ở nhiều. Ruộng lúa và rừng thưa đã ôm trọn xóm tôi như một ông chủ đứng giữa bồ lúa, trong khi thật sự không một gia đình vào trong xóm đứng ra canh tác một thước ruộng.
Theo lời bố tôi kể, cái xóm nhỏ này được thành lập trong một trường hợp thật đặc biệt. Hồi đó, dân trong xóm đều là những người chạy giặc.Chính phủ định giúp đỡ bằng cách định cư họ trong vùng đất cuối khu rừng – tức là cách địa điểm hiện tại chừng hai cây số. Hẳn nhiên chính phủ cho xe ủi đất, trợ cấp vật dụng để dân xóm dựng nhà cửa. Nhưng sống như vậy có khác gì tự bó chân một chỗ. Từ nơi định cư đến căn nhà đầu tiên của khu ấp phía bên kia đường cũng cách cả cây số, nói gì đến chợ búa nằm giữa ấp. Làm sao dân trong xóm buôn bán, sinh hoạt được? Bàn ra, tán vào, cuối cùng mọi người đồng ý với nhau cùng chọn một chỗ đất khác tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày hơn, rồi tự ý chia lô, dựng nhà.
Khu đất được chọn là nơi tọa lạc của xóm tôi hiện nay. Đây là mảnh đất ruộng có chủ nằm sát đầu khu rừng, đối diện với trung tâm ấp bên kia đường. Chủ ruộng phản đối, chính phủ không bằng lòng. Nhưng cả trăm gia đình đoàn kết, nắm tay nhau nhất định ở lì. Cuối cùng, chính phủ phải nhượng bộ, đứng ra mua đất và hợp thức hóa khu xóm.
Thế là nhà cửa được sửa sang lại cho ra hồn một tí. Khổ một nỗi, lúc chiếm đất, chưa ai tin là mình sẽ được ở nơi này vĩnh viễn, nên chỉ chiếm vừa đủ khoảng đất cho gia đình ở tạm. Được hợp thức hóa rồi, nhà nào nhà nấy mới kêu than là chật chội. Trừ vài gia đình ở phía mặt đường chiếm được nhiều đất, còn phần đông chỉ vừa đủ dựng một căn nhà khiêm nhượng!
Căn nhà mới của gia đình tôi là một trong những căn nhà khiêm nhượng ấy.
Nó nằm cách trục giao thông chính của xóm đến ba mươi mấy thước. Và phải quẹo hai con hẻm mới đến. Nói đến những con hẻm trong xóm thì..., chỉ nghĩ đến không thôi, tôi cũng phải lắc đầu le lưỡi. Không con hẻm nào ra hồn cả. Vừa vặn khít khao một chiếc xe lam đi vào. Rồi rác rưởi, rồi ruồi nhặng, rồi ổ gà... Thế đã hết đâu : nhà cửa chật chội, người này nhích ra chút đất, người kia xé ra một hàng hiên... con hẻm hết còn ngay thẳng mà thỉnh thoảng lại có chỗ nhô ra hàng thước( Có lẽ những nhà đó nghĩ rằng đã lấn đất thì cũng phải lấn cả thước mới bõ). Tính đến lúc gia đình tôi đến xóm này, vẫn theo bố tôi, có hai con hẻm bị bít lại hoàn toàn, nhà nào may mắn ở phía ngoài thì còn sửa cửa về phía con hẻm khác, như bằng ở giữa, xoay đủ bốn phía, phía nào cũng là nhà hàng xóm, chỉ còn cách đi nhờ hoặc chung nhau chừa một lối mòn nhỏ ra hẻm! Thật rõ là có đường đi đàng hoàng lại hóa ra không! Ấy thế mà đó vẫn chưa là cái gương để những người khác trong xóm tránh : các ngõ hẻm vẫn bị lấn thêm hoài...
Đường sá thì thế đó, những tiện nghi khác cũng chẳng hơn gì. Cả xóm mới có một cái giếng, người này chờ, người kia đợi... Mẹ tôi từ ngày về đây, chỉ một bận ra giếng đó lấy nước, mất cả buổi mới được hai thùng, khiếp vía, đành ruổi gánh qua xin nước giếng hoặc mua nước máy ở ấp bên kia.
Việc đèn đóm nữa, trong lúc ở bên kia đường mỗi đêm,đèn thắp sáng choang, ở xóm tôi chì lèo tèo vài nhà câu điện nhờ là có chút ánh sáng coi được. Còn lại bao nhiêu là đèn dầu vàng vọt, tối mù. Mới dọn đến, bố tôi đã nghĩ ngay đến việc xin câu điện nhờ và tự lấy làm lạ không hiểu sao cả xóm lại chỉ có vài nhà câu điện? Sự thật đã trả lời thắc mắc của bố tôi. Điều kiện để được câu điện nhờ của những nhà có công-tơ bên kia đường như sau: hai mươi ngàn đồng thế chân, người câu điện phải chịu mọi phí tổn về cột điện, dây điện, đồng hồ, luôn cả tiền sửa chữa nữa. Đấy là chưa kể mỗi khi có nhân viên nhà đèn đi kiểm soát, phải góp tiền nhau đút lót hầu họ không làm khó dễ người có công-tơ cho câu nhờ! Bố tôi nghe qua đã phải lắc đầu quầy quậy mà rằng:
- Hèn gì chỉ có vài nhà dám câu điện.
Từ những tiện nghi đầy đủ thuở còn ở nhà cũ đến những thiếu thốn nơi đây, gia đình tôi gặp thật nhiều phiền phức. Cái Trâm, cái Loan thì hẳn rồi, luôn miệng than van. Tôi cũng chẳng hơn gì, càng cố bảo mình gắng chịu đựng, càng bực mình. Mẹ tôi cũng thế, tuy rằng mẹ chỉ cằn nhằn vào lúc không có mặt chúng tôi. Chỉ có bố tôi là lúc nào cũng cười được. Tự nhiên, từ sau ngày bán nhà, bố tôi hay cười. Mà không phải nụ cười lạ lùng méo xệch đâu nhé, nụ cười thật đúng nghĩa nụ cười! Phải chăng bố tôi đã tìm được một triết lý (!) sống hay ho lắm?
Tuy nhiên, nếu chỉ có những thiếu thốn về vật chất thì có lẽ tôi
cũng quen dần được. Đằng này, còn một chuyện đã khiến tôi bận tâm không
ngơi. Tự nhiên, viết đến đây, tôi sực nhớ đến lời bố tôi ngày nào:
- Cái nghề mới của Bố , bố thấy không cần đến căn nhà như thế này.
Và tôi muốn khóc.
Có ai ngờ được không, khi từ một ông thầu khoán, bố tôi trở thành ông bán phở!
Lúc bố tôi đẩy chiếc xe phở (chiếc xe không) về nhà, tôi cười rộ:
- Bố định mở tiệm bán sinh tố phải không bố? Hoan hô bố!
Cái Trâm ao ước:
- Mỗi ngày bố quay cho chúng con mỗi đứa một ly sinh tố nghe bố.
Cái Loan:
- Con thích uống mãng cầu, mà phải thêm nhiều sữa con mới chịu đấy.
Không phải là chiếc xe sinh tố như anh em tôi tưởng. Mà vài hôm sau đó, với sự sửa sang của bố tôi, chiếc xe phở thành hình. Một bên là thùng nước dùng luôn sôi sùng sục nhờ hơi nóng của lò than hừng hực đỏ phía dưới. Bên kia là tủ chén bát, đũa tre cắm trong ống bơ ghi-gô. Và thịt, bánh phở, nước mắm, xì dầu, tương, ớt, dấm, chanh, rau...
Bố tôi đi bán phở! Tôi muốn khóc. Tôi không muốn tin đó là sự thật chút nào. Cái Loan hỏi bố:
- Bố biết làm phở từ bao giờ vậy bố?
Bố tôi đáp:
- Bố biết lâu lắm rồi, từ ngày con còn bé tí cơ.
Cái Loan tin lời bố tôi, nhưng tôi , tôi biết, để học được cái nghề này, bố tôi đã mất ba bốn hôm đến nhà một người bạn có cửa tiệm trên tỉnh để tập tành.
Rồi tiếng rao của bố tôi hàng sáng, hàng đêm vang vọng trong xóm, ngoài đường cái, tít tận đằng chợ, đằng trụ sở ấp. Những tiếng rao “Phở” lơ lớ thành “Phớ” như những mũi kim xuyên thấu hồn tôi, một đứa trẻ mười hai bất lực chứng kiến cảnh sa sút của gia đình và nỗi khổ của người cha.
Khi mới dọn đến xóm này, bố tôi đã bỏ mấy tối để đi khắp xóm làm quen. Rồi khi sửa soạn xong chiếc xe phở, bố lại bỏ một đêm đi mời khách. Bố tin tưởng ngay ngày mở hàng sẽ được phát tài to. Sáng sớm hôm ấy, ngày khai trương của xe phở bố tôi, bố tôi đãi chúng tôi, bốn người còn lại trong gia đình, mỗi người một bát phở tái nạm. Mẹ tôi bảo:
- Ông chỉ khéo vẽ trò.
Bố tôi cười không đáp, ngồi nhấp trà nhìn bốn mẹ con tôi ăn phở. Cái Trâm húp nước dùng xùm xụp, khen béo quá. Cái Loan chê ít thịt. Mẹ tôi khen vừa vặn lắm.
Cái Trâm, cái Loan, hai em tôi còn chưa biết gì, chúng ăn phở của bố tôi rất tự nhiên. Nhưng mẹ tôi, tôi hiểu, mẹ tôi ăn phở mà trong dạ đầy nỗi xót xa. Không xót xa sao được khi ngày nào còn ở trên tỉnh, mỗi lần đi ăn phở ở nhà hàng, mẹ tôi vẫn bảo chúng tôi: ”Muốn ăm thêm gì cứ gọi nhà hàng, người ta đem ra cho”. Và anh em chúng tôi rất thích được sai bảo người khác, hạch sách nhà hàng đủ điều. Lấy thêm miếng chanh, cho thêm tí ớt, đổi chai nước mắm đi, lấy rau coi nào... Những người bán hàng chừng như chẳng chút khó chịu vì những lời đòi hỏi đó. Nhưng liệu bố tôi có chịu được như thế không?
Nghĩ đến bố, tự dưng tôi mắc nghẹn, nuốt không trôi miếng phở.
Hôm ấy, đúng như đã dự đoán, xe phở của bố tôi được chiếu cố đặc biệt. Bố tôi không nói, nhưng mẹ tôi hỏi bố có cần đứa nào đi theo giúp một tay không? Bố tôi đáp không, để con nó ở nhà chơi, một mình tôi bán được rồi. Mẹ tôi không chịu, hỏi anh em tôi có đứa nào muốn theo bố không? Tôi ngần ngừ, cái Trâm ngần ngừ, có lẽ nó cũng như tôi, hơi thấy xấu hổ. Nhưng cái Loan thì không, nó nói:
- Con đi theo bố, bố nhé!
Bố tôi:
- Con còn nhỏ quá, theo chả ích gì. Thôi, cứ ở nhà đi...
- Con trông xe lúc bố bê phở cho người ta, chứ không, ăn cắp nó lấy trộm phở thì sao?
Tội nghiệp em gái tôi, nó còn thơ ngây quá.
Xe phở với bố tôi và cái Loan đi vòng trong xóm, đã bán được đến phần ba. Ra ngoài đường cái, chỉ được quãng non cây số, nghĩa là vừa tới trụ sở ấp, xe phở cạn hàng.
Chuyến tối, bố tôi lấy thêm bánh và cũng thu hoạch rất khá. Bố tôi nói:
- Cả khu không có một tiệm phở thành ra lạ miệng, họ mới ăn nhiều như thế. Đấy rồi xem, chỉ vài hôm là hàng bán kém ngay, không chừng lại ế rạc ế dài ra nữa.
Tôi thì tôi nghĩ rằng xe phở của bố tôi sẽ bán chạy mãi mãi. Lạ chưa? Tại sao tôi lại mong bố tôi bán chạy trong khi tôi còn thấy xấu hổ vì cái nghề mới của bố?
Nụ cười vẫn còn trên môi bố tôi. Chừng như bố muốn dùng nụ cười của mình để khuyến khích, để đưa đẩy nên những nụ cười an phận của bốn mẹ con tôi...
Nhưng tôi biết chắc, ngày nào hình ảnh cuộc sống dư dả ngày trước còn lẩn khuất trong trí mẹ con tôi, ngày ấy, chúng tôi còn chưa cười trọn nụ.
Rồi một buổi sáng nọ, cái Trâm đã thấy rõ nỗi xót xa như mẹ nó, anh nó đã thấy.
Sáng hôm ấy, một lũ bạn nó từ trên tỉnh kéo xuống chơi. Tìm đến xóm tôi là một điều dễ, nhưng tìm được nhà tôi thì khó lắm. Thật ra, muốn tìm nhà tôi, cứ việc hỏi thăm người cùng xóm câu này:
- Nhà ông bán phở ở đâu?
Tất họ chỉ đến nơi. Nhất định đúng, vì trong xóm, bố tôi là ông bán phở duy nhất. Nhưng lũ bạn của em tôi đâu đã biết rằng hiện giờ bố tôi bán phở, chúng nó hỏi:
- Nhà ông thầu khoán mới dọn đến ở đâu?
- Cái nhà có ba anh em, một trai, hai gái ở đâu?
Cho nên loanh quanh một lúc lâu, cả bọn mới tìm được.
Vào giờ ấy, bố tôi đi bán phở chưa về, mẹ tôi lại đi chợ, nhà chỉ còn ba anh em tôi. Cái Trâm gặp bạn bè, chạy ra mừng rỡ, hỏi han tíu tít từng đứa một. Lũ bạn nó chia nhau ra, đứa ngồi ghế, đứa tựa bàn, đứa ngồi giường, đứa thơ thẩn. Chúng nó thầm thì với nhau:
- Sao bây giờ nhà cái Trâm nghèo quá nhỉ?
- Cái nhà gì bé tí ti, thấp chùn chụt...
Tôi nghe hết, có lẽ cái Trâm cũng nghe, nhưng chúng tôi giả vờ không biết. Cái Loan líu lo như chim:
- Anh Hiến còn gấp tàu bay giấy không? Chị Hường đi xe đạp được chưa? Cu Ngan-em hết ốm rồi chứ?
Cái Trâm cũng hỏi thăm:
- Cô giáo có nhắc tớ không?
Cái Hường đáp:
- Sao không! Cô bảo đằng ấy dọn nhà, lớp mất một người học trò chăm chỉ...
Em tôi pha trò:
- ... Nhưng bớt được một đứa ngu... phải không?
Tôi hỏi thăm một đứa về căn nhà cũ:
- Này Tố, mày thấy nhà cũ của tao có còn như xưa không?
Tố:
- Ông chủ nhà sửa lại đằng trước hiên rồi. Nhà ông ấy bán tạp hóa đấy. Lũ con có đến chín đứa nghịch như quỷ...
Tôi thấy bồi hồi lạ. Thương quá đi thôi, căn nhà cũ của tôi ơi! Lũ con chín đứa của người chủ mới phá phách lắm, hẳn căn nhà phải “buồn” nhiều? Tội nghiệp...
Bỗng có tiếng rao : “phở” từ xa vọng lại. Cái Hường chép miệng:
- Eo ơi! Ở cái xóm bé tí teo này mà cũng có hàng phở nữa à?
Cái Trâm hé miệng định cho bạn biết ông bán phở chính là bố tôi, nhưng nó chưa kịp nói, cái Hường đã thêm:
- Giá giờ này mỗi đứa có một tô phở ăn thì tuyệt nhất đi rồi.
Bố tôi đẩy chiếc xe phở đến trước hiên nhà. Lũ bạn của em tôi bấy giờ mới trố mắt ra nhìn. Tôi thấy rõ sự ngạc nhiên của chúng. Thằng Hiển ghé tai cái Hường nói nhỏ:
- Bố cái Trâm lại đi bán phở, đằng ấy à.
Có lẽ em gái tôi cũng nghe thấy, tôi thấy nó cúi đầu buồn bã.
Bố tôi bước vào, lớn tiếng hỏi thăm bọn trẻ. Cả lũ khoanh tay, cúi đầu chào. Bố tôi vui vẻ:
- Xuống chơi với cái Trâm phải không? Sao ? Đã ăn sáng chưa?
Cái Hường khoanh tay lễ phép:
- Thưa bác, chúng cháu ăn rồi ạ.
- Các cháu đi xe gì xuống đây?
- Dạ thưa bác xe lam.
- Mấy đồng một đứa?
- Dạ mười đồng.
Bố tôi lẩm nhẩm tính:
- Mười đồng bận đi, mười đồng bận về, vị chi là hai chục. Thế bây giờ bác hỏi thật các cháu điều này nhé, các cháu còn bụng để ăn nữa không? Bác đãi ! Ờ ! bác đãi mỗi đứa một bát phở thật đầy. Các cháu chịu không nào? Đền hai chục tiền xe cho các cháu đấy...
Lũ bạn cái Trâm nhìn nhau. Bố tôi nói:
- Các cháu e gì? Ngày trước nhà bác khá, các cháu sang sang chơi với cái Trâm, bác đãi nho, táo, kem... Bây giờ bác nghèo, bác đãi các cháu bát phở không được sao?
Lũ trẻ ấp úng:
- Dạ... dạ...
Bố tôi đẩy xe phở vào nhà. Rồi vừa hỏi thăm bọn trẻ về tình hình xóm giềng trên tỉnh, bố tôi vừa làm phở.
Mẹ tôi đi chợ về đang khi chúng tôi xì xà xì xụp ăn phở. Lũ bạn cái Trâm hơi ngượng. Mẹ tôi vui vẻ:
- Tiệc thịnh soạn quá nhỉ?
Bọn chúng đua nhau buông đũa, thưa:
- Chào bác ạ.
- Mời bác ăn phở ạ.
Bố tôi:
- Mẹ nó ăn không? Tôi đãi
- Thôi , cám ơn ông, tôi ăn bún riêu ngoài chợ rồi.
Nghe mẹ nói, tôi mới sực nhớ đến một điều, tôi hỏi bố:
- Bố đã ăn sáng chưa?
Bố tôi cười:
- Chưa... nhưng mà tao đang ăn đấy, mầy không thấy sao... Bố nhìn chúng mầy ăn, bố no lắm rồi...
Rồi bố tôi đổi giọng hỏi:
- Sao, phở ăn được chứ các cháu?
Thằng Hiển vừa xuýt xoa vì ớt cay, vừa đáp:
- Ngon lắm bác ạ, bác nấu phở thật tuyệt...
Bố tôi cười khoái trá. Cái Trâm ngước lên nhìn được nụ cười đó, nhưng nó không cười theo mà nhăn mặt. Đó, em tôi đã thấy rồi đó, thấy một cái gì đó, khó gọi tên nhưng hiện diện thật rõ trong hồn. Cái gì đó là nỗi xót xa thân phận...
Phải không em Trâm?
Trước tiên là những tiện nghi vật chất. Căn nhà mới của gia đình tôi, như tôi đã kể, chỉ là một căn nhà với ba thước rưỡi bề ngang, hơn sáu thước bề dài, nằm trong một xóm nhỏ khoảng trăm nóc gia. Chừng đó gia đình, chừng đó căn nhà lúp xúp, nghèo nàn, chen lấn nhau trong một khoảng đất biệt lập.
Thật ra , gọi là biệt lập thì không đúng lắm. Vì tuy xóm tôi trơ vơ thật đấy – phía trái và sau lưng là ruộng, phía mặt là một khu rừng – nhưng đằng trước , cách một con đường, là một ấp nhỏ, tuy chẳng mấy gì sang trọng nhưng cũng danh giá hơn xóm tôi ở nhiều. Ruộng lúa và rừng thưa đã ôm trọn xóm tôi như một ông chủ đứng giữa bồ lúa, trong khi thật sự không một gia đình vào trong xóm đứng ra canh tác một thước ruộng.
Theo lời bố tôi kể, cái xóm nhỏ này được thành lập trong một trường hợp thật đặc biệt. Hồi đó, dân trong xóm đều là những người chạy giặc.Chính phủ định giúp đỡ bằng cách định cư họ trong vùng đất cuối khu rừng – tức là cách địa điểm hiện tại chừng hai cây số. Hẳn nhiên chính phủ cho xe ủi đất, trợ cấp vật dụng để dân xóm dựng nhà cửa. Nhưng sống như vậy có khác gì tự bó chân một chỗ. Từ nơi định cư đến căn nhà đầu tiên của khu ấp phía bên kia đường cũng cách cả cây số, nói gì đến chợ búa nằm giữa ấp. Làm sao dân trong xóm buôn bán, sinh hoạt được? Bàn ra, tán vào, cuối cùng mọi người đồng ý với nhau cùng chọn một chỗ đất khác tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày hơn, rồi tự ý chia lô, dựng nhà.
Khu đất được chọn là nơi tọa lạc của xóm tôi hiện nay. Đây là mảnh đất ruộng có chủ nằm sát đầu khu rừng, đối diện với trung tâm ấp bên kia đường. Chủ ruộng phản đối, chính phủ không bằng lòng. Nhưng cả trăm gia đình đoàn kết, nắm tay nhau nhất định ở lì. Cuối cùng, chính phủ phải nhượng bộ, đứng ra mua đất và hợp thức hóa khu xóm.
Thế là nhà cửa được sửa sang lại cho ra hồn một tí. Khổ một nỗi, lúc chiếm đất, chưa ai tin là mình sẽ được ở nơi này vĩnh viễn, nên chỉ chiếm vừa đủ khoảng đất cho gia đình ở tạm. Được hợp thức hóa rồi, nhà nào nhà nấy mới kêu than là chật chội. Trừ vài gia đình ở phía mặt đường chiếm được nhiều đất, còn phần đông chỉ vừa đủ dựng một căn nhà khiêm nhượng!
Căn nhà mới của gia đình tôi là một trong những căn nhà khiêm nhượng ấy.
Nó nằm cách trục giao thông chính của xóm đến ba mươi mấy thước. Và phải quẹo hai con hẻm mới đến. Nói đến những con hẻm trong xóm thì..., chỉ nghĩ đến không thôi, tôi cũng phải lắc đầu le lưỡi. Không con hẻm nào ra hồn cả. Vừa vặn khít khao một chiếc xe lam đi vào. Rồi rác rưởi, rồi ruồi nhặng, rồi ổ gà... Thế đã hết đâu : nhà cửa chật chội, người này nhích ra chút đất, người kia xé ra một hàng hiên... con hẻm hết còn ngay thẳng mà thỉnh thoảng lại có chỗ nhô ra hàng thước( Có lẽ những nhà đó nghĩ rằng đã lấn đất thì cũng phải lấn cả thước mới bõ). Tính đến lúc gia đình tôi đến xóm này, vẫn theo bố tôi, có hai con hẻm bị bít lại hoàn toàn, nhà nào may mắn ở phía ngoài thì còn sửa cửa về phía con hẻm khác, như bằng ở giữa, xoay đủ bốn phía, phía nào cũng là nhà hàng xóm, chỉ còn cách đi nhờ hoặc chung nhau chừa một lối mòn nhỏ ra hẻm! Thật rõ là có đường đi đàng hoàng lại hóa ra không! Ấy thế mà đó vẫn chưa là cái gương để những người khác trong xóm tránh : các ngõ hẻm vẫn bị lấn thêm hoài...
Đường sá thì thế đó, những tiện nghi khác cũng chẳng hơn gì. Cả xóm mới có một cái giếng, người này chờ, người kia đợi... Mẹ tôi từ ngày về đây, chỉ một bận ra giếng đó lấy nước, mất cả buổi mới được hai thùng, khiếp vía, đành ruổi gánh qua xin nước giếng hoặc mua nước máy ở ấp bên kia.
Việc đèn đóm nữa, trong lúc ở bên kia đường mỗi đêm,đèn thắp sáng choang, ở xóm tôi chì lèo tèo vài nhà câu điện nhờ là có chút ánh sáng coi được. Còn lại bao nhiêu là đèn dầu vàng vọt, tối mù. Mới dọn đến, bố tôi đã nghĩ ngay đến việc xin câu điện nhờ và tự lấy làm lạ không hiểu sao cả xóm lại chỉ có vài nhà câu điện? Sự thật đã trả lời thắc mắc của bố tôi. Điều kiện để được câu điện nhờ của những nhà có công-tơ bên kia đường như sau: hai mươi ngàn đồng thế chân, người câu điện phải chịu mọi phí tổn về cột điện, dây điện, đồng hồ, luôn cả tiền sửa chữa nữa. Đấy là chưa kể mỗi khi có nhân viên nhà đèn đi kiểm soát, phải góp tiền nhau đút lót hầu họ không làm khó dễ người có công-tơ cho câu nhờ! Bố tôi nghe qua đã phải lắc đầu quầy quậy mà rằng:
- Hèn gì chỉ có vài nhà dám câu điện.
Từ những tiện nghi đầy đủ thuở còn ở nhà cũ đến những thiếu thốn nơi đây, gia đình tôi gặp thật nhiều phiền phức. Cái Trâm, cái Loan thì hẳn rồi, luôn miệng than van. Tôi cũng chẳng hơn gì, càng cố bảo mình gắng chịu đựng, càng bực mình. Mẹ tôi cũng thế, tuy rằng mẹ chỉ cằn nhằn vào lúc không có mặt chúng tôi. Chỉ có bố tôi là lúc nào cũng cười được. Tự nhiên, từ sau ngày bán nhà, bố tôi hay cười. Mà không phải nụ cười lạ lùng méo xệch đâu nhé, nụ cười thật đúng nghĩa nụ cười! Phải chăng bố tôi đã tìm được một triết lý (!) sống hay ho lắm?
*
- Cái nghề mới của Bố , bố thấy không cần đến căn nhà như thế này.
Và tôi muốn khóc.
Có ai ngờ được không, khi từ một ông thầu khoán, bố tôi trở thành ông bán phở!
Lúc bố tôi đẩy chiếc xe phở (chiếc xe không) về nhà, tôi cười rộ:
- Bố định mở tiệm bán sinh tố phải không bố? Hoan hô bố!
Cái Trâm ao ước:
- Mỗi ngày bố quay cho chúng con mỗi đứa một ly sinh tố nghe bố.
Cái Loan:
- Con thích uống mãng cầu, mà phải thêm nhiều sữa con mới chịu đấy.
Không phải là chiếc xe sinh tố như anh em tôi tưởng. Mà vài hôm sau đó, với sự sửa sang của bố tôi, chiếc xe phở thành hình. Một bên là thùng nước dùng luôn sôi sùng sục nhờ hơi nóng của lò than hừng hực đỏ phía dưới. Bên kia là tủ chén bát, đũa tre cắm trong ống bơ ghi-gô. Và thịt, bánh phở, nước mắm, xì dầu, tương, ớt, dấm, chanh, rau...
Bố tôi đi bán phở! Tôi muốn khóc. Tôi không muốn tin đó là sự thật chút nào. Cái Loan hỏi bố:
- Bố biết làm phở từ bao giờ vậy bố?
Bố tôi đáp:
- Bố biết lâu lắm rồi, từ ngày con còn bé tí cơ.
Cái Loan tin lời bố tôi, nhưng tôi , tôi biết, để học được cái nghề này, bố tôi đã mất ba bốn hôm đến nhà một người bạn có cửa tiệm trên tỉnh để tập tành.
Rồi tiếng rao của bố tôi hàng sáng, hàng đêm vang vọng trong xóm, ngoài đường cái, tít tận đằng chợ, đằng trụ sở ấp. Những tiếng rao “Phở” lơ lớ thành “Phớ” như những mũi kim xuyên thấu hồn tôi, một đứa trẻ mười hai bất lực chứng kiến cảnh sa sút của gia đình và nỗi khổ của người cha.
Khi mới dọn đến xóm này, bố tôi đã bỏ mấy tối để đi khắp xóm làm quen. Rồi khi sửa soạn xong chiếc xe phở, bố lại bỏ một đêm đi mời khách. Bố tin tưởng ngay ngày mở hàng sẽ được phát tài to. Sáng sớm hôm ấy, ngày khai trương của xe phở bố tôi, bố tôi đãi chúng tôi, bốn người còn lại trong gia đình, mỗi người một bát phở tái nạm. Mẹ tôi bảo:
- Ông chỉ khéo vẽ trò.
Bố tôi cười không đáp, ngồi nhấp trà nhìn bốn mẹ con tôi ăn phở. Cái Trâm húp nước dùng xùm xụp, khen béo quá. Cái Loan chê ít thịt. Mẹ tôi khen vừa vặn lắm.
Cái Trâm, cái Loan, hai em tôi còn chưa biết gì, chúng ăn phở của bố tôi rất tự nhiên. Nhưng mẹ tôi, tôi hiểu, mẹ tôi ăn phở mà trong dạ đầy nỗi xót xa. Không xót xa sao được khi ngày nào còn ở trên tỉnh, mỗi lần đi ăn phở ở nhà hàng, mẹ tôi vẫn bảo chúng tôi: ”Muốn ăm thêm gì cứ gọi nhà hàng, người ta đem ra cho”. Và anh em chúng tôi rất thích được sai bảo người khác, hạch sách nhà hàng đủ điều. Lấy thêm miếng chanh, cho thêm tí ớt, đổi chai nước mắm đi, lấy rau coi nào... Những người bán hàng chừng như chẳng chút khó chịu vì những lời đòi hỏi đó. Nhưng liệu bố tôi có chịu được như thế không?
Nghĩ đến bố, tự dưng tôi mắc nghẹn, nuốt không trôi miếng phở.
Hôm ấy, đúng như đã dự đoán, xe phở của bố tôi được chiếu cố đặc biệt. Bố tôi không nói, nhưng mẹ tôi hỏi bố có cần đứa nào đi theo giúp một tay không? Bố tôi đáp không, để con nó ở nhà chơi, một mình tôi bán được rồi. Mẹ tôi không chịu, hỏi anh em tôi có đứa nào muốn theo bố không? Tôi ngần ngừ, cái Trâm ngần ngừ, có lẽ nó cũng như tôi, hơi thấy xấu hổ. Nhưng cái Loan thì không, nó nói:
- Con đi theo bố, bố nhé!
Bố tôi:
- Con còn nhỏ quá, theo chả ích gì. Thôi, cứ ở nhà đi...
- Con trông xe lúc bố bê phở cho người ta, chứ không, ăn cắp nó lấy trộm phở thì sao?
Tội nghiệp em gái tôi, nó còn thơ ngây quá.
Xe phở với bố tôi và cái Loan đi vòng trong xóm, đã bán được đến phần ba. Ra ngoài đường cái, chỉ được quãng non cây số, nghĩa là vừa tới trụ sở ấp, xe phở cạn hàng.
Chuyến tối, bố tôi lấy thêm bánh và cũng thu hoạch rất khá. Bố tôi nói:
- Cả khu không có một tiệm phở thành ra lạ miệng, họ mới ăn nhiều như thế. Đấy rồi xem, chỉ vài hôm là hàng bán kém ngay, không chừng lại ế rạc ế dài ra nữa.
Tôi thì tôi nghĩ rằng xe phở của bố tôi sẽ bán chạy mãi mãi. Lạ chưa? Tại sao tôi lại mong bố tôi bán chạy trong khi tôi còn thấy xấu hổ vì cái nghề mới của bố?
Nụ cười vẫn còn trên môi bố tôi. Chừng như bố muốn dùng nụ cười của mình để khuyến khích, để đưa đẩy nên những nụ cười an phận của bốn mẹ con tôi...
Nhưng tôi biết chắc, ngày nào hình ảnh cuộc sống dư dả ngày trước còn lẩn khuất trong trí mẹ con tôi, ngày ấy, chúng tôi còn chưa cười trọn nụ.
*
Sáng hôm ấy, một lũ bạn nó từ trên tỉnh kéo xuống chơi. Tìm đến xóm tôi là một điều dễ, nhưng tìm được nhà tôi thì khó lắm. Thật ra, muốn tìm nhà tôi, cứ việc hỏi thăm người cùng xóm câu này:
- Nhà ông bán phở ở đâu?
Tất họ chỉ đến nơi. Nhất định đúng, vì trong xóm, bố tôi là ông bán phở duy nhất. Nhưng lũ bạn của em tôi đâu đã biết rằng hiện giờ bố tôi bán phở, chúng nó hỏi:
- Nhà ông thầu khoán mới dọn đến ở đâu?
- Cái nhà có ba anh em, một trai, hai gái ở đâu?
Cho nên loanh quanh một lúc lâu, cả bọn mới tìm được.
Vào giờ ấy, bố tôi đi bán phở chưa về, mẹ tôi lại đi chợ, nhà chỉ còn ba anh em tôi. Cái Trâm gặp bạn bè, chạy ra mừng rỡ, hỏi han tíu tít từng đứa một. Lũ bạn nó chia nhau ra, đứa ngồi ghế, đứa tựa bàn, đứa ngồi giường, đứa thơ thẩn. Chúng nó thầm thì với nhau:
- Sao bây giờ nhà cái Trâm nghèo quá nhỉ?
- Cái nhà gì bé tí ti, thấp chùn chụt...
Tôi nghe hết, có lẽ cái Trâm cũng nghe, nhưng chúng tôi giả vờ không biết. Cái Loan líu lo như chim:
- Anh Hiến còn gấp tàu bay giấy không? Chị Hường đi xe đạp được chưa? Cu Ngan-em hết ốm rồi chứ?
Cái Trâm cũng hỏi thăm:
- Cô giáo có nhắc tớ không?
Cái Hường đáp:
- Sao không! Cô bảo đằng ấy dọn nhà, lớp mất một người học trò chăm chỉ...
Em tôi pha trò:
- ... Nhưng bớt được một đứa ngu... phải không?
Tôi hỏi thăm một đứa về căn nhà cũ:
- Này Tố, mày thấy nhà cũ của tao có còn như xưa không?
Tố:
- Ông chủ nhà sửa lại đằng trước hiên rồi. Nhà ông ấy bán tạp hóa đấy. Lũ con có đến chín đứa nghịch như quỷ...
Tôi thấy bồi hồi lạ. Thương quá đi thôi, căn nhà cũ của tôi ơi! Lũ con chín đứa của người chủ mới phá phách lắm, hẳn căn nhà phải “buồn” nhiều? Tội nghiệp...
Bỗng có tiếng rao : “phở” từ xa vọng lại. Cái Hường chép miệng:
- Eo ơi! Ở cái xóm bé tí teo này mà cũng có hàng phở nữa à?
Cái Trâm hé miệng định cho bạn biết ông bán phở chính là bố tôi, nhưng nó chưa kịp nói, cái Hường đã thêm:
- Giá giờ này mỗi đứa có một tô phở ăn thì tuyệt nhất đi rồi.
Bố tôi đẩy chiếc xe phở đến trước hiên nhà. Lũ bạn của em tôi bấy giờ mới trố mắt ra nhìn. Tôi thấy rõ sự ngạc nhiên của chúng. Thằng Hiển ghé tai cái Hường nói nhỏ:
- Bố cái Trâm lại đi bán phở, đằng ấy à.
Có lẽ em gái tôi cũng nghe thấy, tôi thấy nó cúi đầu buồn bã.
Bố tôi bước vào, lớn tiếng hỏi thăm bọn trẻ. Cả lũ khoanh tay, cúi đầu chào. Bố tôi vui vẻ:
- Xuống chơi với cái Trâm phải không? Sao ? Đã ăn sáng chưa?
Cái Hường khoanh tay lễ phép:
- Thưa bác, chúng cháu ăn rồi ạ.
- Các cháu đi xe gì xuống đây?
- Dạ thưa bác xe lam.
- Mấy đồng một đứa?
- Dạ mười đồng.
Bố tôi lẩm nhẩm tính:
- Mười đồng bận đi, mười đồng bận về, vị chi là hai chục. Thế bây giờ bác hỏi thật các cháu điều này nhé, các cháu còn bụng để ăn nữa không? Bác đãi ! Ờ ! bác đãi mỗi đứa một bát phở thật đầy. Các cháu chịu không nào? Đền hai chục tiền xe cho các cháu đấy...
Lũ bạn cái Trâm nhìn nhau. Bố tôi nói:
- Các cháu e gì? Ngày trước nhà bác khá, các cháu sang sang chơi với cái Trâm, bác đãi nho, táo, kem... Bây giờ bác nghèo, bác đãi các cháu bát phở không được sao?
Lũ trẻ ấp úng:
- Dạ... dạ...
Bố tôi đẩy xe phở vào nhà. Rồi vừa hỏi thăm bọn trẻ về tình hình xóm giềng trên tỉnh, bố tôi vừa làm phở.
Mẹ tôi đi chợ về đang khi chúng tôi xì xà xì xụp ăn phở. Lũ bạn cái Trâm hơi ngượng. Mẹ tôi vui vẻ:
- Tiệc thịnh soạn quá nhỉ?
Bọn chúng đua nhau buông đũa, thưa:
- Chào bác ạ.
- Mời bác ăn phở ạ.
Bố tôi:
- Mẹ nó ăn không? Tôi đãi
- Thôi , cám ơn ông, tôi ăn bún riêu ngoài chợ rồi.
Nghe mẹ nói, tôi mới sực nhớ đến một điều, tôi hỏi bố:
- Bố đã ăn sáng chưa?
Bố tôi cười:
- Chưa... nhưng mà tao đang ăn đấy, mầy không thấy sao... Bố nhìn chúng mầy ăn, bố no lắm rồi...
Rồi bố tôi đổi giọng hỏi:
- Sao, phở ăn được chứ các cháu?
Thằng Hiển vừa xuýt xoa vì ớt cay, vừa đáp:
- Ngon lắm bác ạ, bác nấu phở thật tuyệt...
Bố tôi cười khoái trá. Cái Trâm ngước lên nhìn được nụ cười đó, nhưng nó không cười theo mà nhăn mặt. Đó, em tôi đã thấy rồi đó, thấy một cái gì đó, khó gọi tên nhưng hiện diện thật rõ trong hồn. Cái gì đó là nỗi xót xa thân phận...
Phải không em Trâm?
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III