CHƯƠNG VII
Mẹ con tôi mong anh Phúc như mong mẹ về chợ, vậy mà anh ấy biền biệt
chẳng thấy đâu. Chúng tôi chỉ cầu mong có tiếng xe mô-bi-lét trước cửa ,
rồi anh ấy bước xuống, nói một câu:
- Cháu đã mua được nhà rồi bác à!
Là sau đó, nhất định càng nhanh càng tốt, mẹ con tôi thúc hối bố tôi lo chồng tiền, làm giấy tờ cho xong để còn nhận nhà, dọn khỏi xóm này. Vậy mà...
Bố tôi, dù đã nhất định dọn lên tỉnh, vẫn khăng khăng, đòi giúp tay với dân xóm họp bàn cách cải thiện tình hình nơi đây. Mới rồi, bố tôi lại gặp ông Hiền. Ông Hiền kể cho bố tôi biết:
- Sau cái hôm cảnh sát về lập biên bản buổi họp đằng nhà bác Phủ, tôi đã đi giải thích cho những người hôm ấy bị lấy lý lịch hiểu rõ luật lệ, họ đã bớt lo nhiều. Sau đó, tôi ngỏ ý với họ xem có nên tổ chức một cuộc họp nữa không? Dĩ nhiên lần này mình xin phép đàng hoàng, nhưng ai cũng thế, lắc đầu quầy quậy mà rằng: “Chả dám nữa” . Thật khổ, sao trước kia, khi chiếm đất, họ hung hăng thế. Bây giờ, mới chạm mặt với cảnh sát có một lần, họ đã sợ bở vía...
Bố tôi :
- Tôi nghĩ rằng nguyên nhân không phải chỉ do sự sợ sệt đâu, mà còn do cái tính an phận của dân xóm nữa...
- An phận! Gì chứ tình trạng này mà an phận mãi thì có ngày đến mà ... như bác Phát gái mất...
Bố tôi:
- Bây giơ chỉ có cách nào cho mọi người thấy rõ sự tai hại của cảnh lụt lội, may ra họ mới chịu tham gia việc họp bàn...
- Cách gì? (ông Hiền chép miệng) Tôi thấy chả có cách gì ngoài... một tai nạn như tai nạn của cái Loan nhà bác hay tai nạn của bác Phát gái cả...
- Đâu phải muốn có tai nạn là có được ngay...
Bố tôi thở dài, trầm ngâm. Bỗng bố đập tay xuống mặt bàn đánh bốp một cái, thở phào nhẹ nhõm:
- Tôi nghĩ ra rồi. Tại sao mình lại không cố ý tạo ra một tai nạn, bác thấy thế nào?
Tôi thấy ông Hiền cười mỉm, vỗ vai bố tôi:
- Bác thật nhanh trí... Cầu giời cho mình thành công....
Cách hôm bố tôi và ông Hiền gặp nhau một ngày, chiều hôm ấy,
trời mưa to. Tôi đang khoác áo mưa đứng đợi nơi hiên lớp thì thấy bố tôi
đạp xe đến, dáo dác tìm kiếm. Tôi gọi:
- Con đây này bố!
Bố tôi lái xe đạp về chỗ tôi đứng trú mưa, vẫy tay bảo:
- Lên đây bố chở về... Thắt dây lưng áo mưa lại cho cẩn thận cái đã...
Tôi làm theo lời bố, sau đó, leo lên yên sau chiếc xe đạp, tay ôm cái cặp luồn trong áo mưa, tay ôm bụng bố. Cái áo mưa nhà binh bố tôi mặc rộng thùng thình ướt đẫm mà tôi ôm choàng, một tí thấy ấm áp lạ. Chừng như trong cái ấm áp đó có cả hơi ấm tình thương. Tôi hỏi bố:
- Sao hôm nay bố lại đi đón con?
- Bố có việc lên gần đây, thấy trời mưa, bố ghé lại đón mày về luôn thể...
Nói đoạn, bố tôi gò lưng đạp xe. Chiếc xe thoạt chạy, hơi lảo đảo một tí rồi lao vun vút. Thoáng chốc đã ra khỏi sân nhà thờ, xuống đường cái. Bố tôi chạy xe đạp xem thế mà cừ. Tay lái vững như bàn thạch!
Đường phố đã bắt đầu ngập nước, nơi cổng chợ, mực nước dâng đến phần ba bánh xe đạp, chắc lối vào xóm tôi, nước cũng đã lên đến đầu gối tôi. Xe cộ đã bắt đầu bị chết máy khi đi qua khu cổng chợ. Bố tôi đạp xe rẽ nước, tôi co chân lên để khỏi bị ướt , thế mà vẫn không tránh được. Xe chạy phăng phăng, tiếng nước rèn rẹt dưới bánh xe nghe vui tai quá. Tôi mỉm cười ao ước, giá buổi trời mưa nào bố tôi cũng đi đón thì thật là thú!
Ngõ vào xóm tôi, nước đã đến đầu gối trẻ con thật. Tôi hỏi bố:
- Mình đứng trú mưa đằng ông Phủ không bố?
Bố tôi lắc đầu:
- Có xe đạp đây mà phải trú cái gì. Bố đạp về dư sức...
Bố tôi đạp dư sức thật. Nước ngập nửa bánh xe, hẳn nhiên bi-đan khi đạp xuống, đập xuống nước rồi. Mỗi lần một chân đạp bi-đan của bố tôi đập xuống nước, tôi lại nghe bộp một tiếng. Bố tôi đạp có vẻ nặng nhọc thật đấy, nhưng chiếc xe đạp vẫn chạy ngon lành.
Đột nhiên , khi đi ngang nhà ông Hiền, chiếc xe lảo đảo. Tôi hoảng hốt ôm chặt lấy bụng bố. Có lẽ cái áo mưa rộng thùng thình làm bố tôi vướng chân, bố tôi líu quíu thế nào để chiếc xe đạp ngã xiêu vẹo, đâm sầm vào hàng rào kẽm gai nhà ông Hiền. Tôi ngã vật xuống ngõ, nơi dòng nước cuồn cuộn chảy. May mà không ngã vào hàng rào kẽm gai. Bố tôi xui xẻo, cả thân mình đổ vào cái hàng rào ấy. Tôi nghe tiếng bố tôi kêu:
- Chết tôi rồi!
Tôi hoảng quá, chạy lại bên bố. Từ trong nhà, ông bà Hiền nghe tiếng kêu chạy ra, rồi mấy ông bà nhà phía bên kia cũng đội mưa đến. Tất cả xúm lại, người giữ hàng rào – cái hàng rào đổ xiêu vì sức nặng của bố tôi – người gỡ bố tôi ra khỏi kẽm gai. Cái áo mưa làm vướng víu , phải một lúc, người ta mới đỡ bố tôi vào nhà ông Hiền được. Tôi vừa thút thít khóc vừa bước theo. Tôi hỏi:
- Bố có sao không bố?
Bố tôi không đáp mà nhăn mặt. Ông Hiền cởi áo bố tôi ra xem xét. Lưng bố tôi bị tám chín vết kẽm gai đâm, máu rịn chảy. Tôi sợ quá, khóc òa lên. Bấy giờ bố tôi mới gượng nhịn đau, bảo tôi:
- Nín đi con, bố không sao đâu... Chạy về cho mẹ với em mày biết... Mà thôi... ở đây với bố... Mưa gió thế này, mày đi thế nào được...
Ông Hiền:
- Để nhà tôi đi cho bác gái biết cho. Bác ngồi yên đây nhé, tôi vào lấy an-côn rửa vết thương cho... Khổ thân, đi đâu giữa lúc mưa gió thế này...?
Bố tôi kể:
- Ấy, tôi đi lên chợ mua ít rau, nhân tiện ghé trường đón thằng cháu về học... Hôm nay thật xui xẻo, đạp xe vừa đến đây thì sa ổ gà, loạng quạng đến ngã...
Một người buột miệng:
- Lụt lội thế này thì còn tai nạn...
Bố tôi vừa rên rỉ khi ông Hiền thoa an-côn lên vết thương, vừa nói:
- Bác nói phải đấy... lụt lội thế này thì chẳng sao tránh được tai nạn.
Tôi thấy mắt ông Hiền lóe ngời, chừng như ông vừa nghĩ ra điều gì. Ông tiếp lời bố tôi:
- Khổ quá, tình trạng xóm mình thì thế đấy mà tôi đi hô hào họp nhau bàn cách chống lụt, chẳng ai chịu tham gia cả...
Tôi sực nhớ đến lời bố tôi hôm trước: ”Tại sao mình lại không cố ý tạo ra một tai nạn?”... Tôi nhớ rõ vừa rồi, bố tôi bảo tại sa ổ gà, bố tôi mới bị ngã. Nhưng... làm gì bố tôi có sa ổ gà... nếu có thì tôi đã biết rồi chứ... Ít ra tôi cũng bị nẩy người lên, đằng này chả thấy gì hết...
Nhưng tai nạn ngã xe có phải do bố tôi cố ý tạo ra hay không thì
chỉ có bố tôi mới rõ, có điều, sau đó tôi đâm nóng sốt. Mẹ tôi lo cuống
lên, bảo là tôi bị nhiễm mưa – lúc bị ngã, người tôi ướt hết nhưng vì
mải lo cho bố tôi, mọi người quên hẳn tôi, tôi đứng đợi đến lúc bố tôi
được rịt băng xong xuôi, quần áo mới chỉ khô được chút ít, có lẽ tôi đâm
nóng sốt vì nhiễm mưa thật – Bố tôi cũng lo không kém, chạy đi gọi y tá
đến tiêm cho tôi ngay khi tôi lên cơn sốt. Nhờ thế, hai ngày sau, bệnh
tôi đã thuyên giảm nhiều.
Lại một sáng chủ nhật, bố tôi nghỉ bán phở. Mẹ tôi hỏi:
- Hôm nay ông khó chịu à?
Bố tôi lắc đầu:
- Khó chịu gì đâu, tôi nghỉ để đi họp...
Mẹ tôi rối lên:
- Không được đâu... tôi xin ông... Chả họp với hành gì nữa, rồi lại cò bót lôi thôi... Ông thương mẹ con tôi mà...
Bố tôi gắt:
- Ở nhà để người ta khinh cho ấy à? Tôi nhận lời rồi...
- Thế ông nhất định đi đấy hở?
- Chứ tôi nói chơi đấy?
Mẹ tôi thở dài thườn thượt:
- Khổ thân tôi... Ông mà có bề gì thì tôi biết lo liệu làm sao đây...
Ngừng một chút, mẹ tôi nói tiếp:
- Mà lần này họp ở đâu? Ai chủ trương? Ai cầm đầu?
Bố tôi bật cười :
- Bà lo là tôi cầm đầu phải không? Cứ yên trí đi, tôi lại họp với người ta cho có mặt thế thôi... Chuyện này là do bác Hiền chủ xướng... và lần này họp ở nhà bác ấy, có xin phép Trưởng ấp rồi...
- Ừ, như thế tôi cũng bớt lo một tí...
- Ấy cũng nhờ cái vụ ngã xe của tôi mà bác Hiền đi cổ động dân xóm, họ bằng lòng đấy...
Nói rồi, bố tôi mỉm cười ra vẻ hài lòng lắm.
Lần họp này, tôi không đi chứng kiến được. Mẹ tôi đã ra trông sạp báo, cái Trâm, cái Loan bỏ đi xem, tôi ốm chưa khỏi, đành ở nhà trông nhà. Tôi dặn cái Trâm, cái Loan:
- Chúng mày xem một tí rồi một đứa chạy về kể cho tao nghe nhé!
Cả nhà đi khỏi, tôi còn một mình, nóng bụng như có lửa đốt. Đến gần mười giờ, cái Trâm chạy về. Nhìn vẻ mặt hớt ha hớt hải của nó, tôi đoán chừng có chuyện gì lôi thôi rồi; quả nhiên, cái Trâm vừa thở vừa kể cho tôi biết:
- Dân xóm họp ở nhà ông Hiền đông lắm. Họ đứng cả ra ngoài ngõ nữa. Em thấy ông Hiền kể chuyện cái Loan bị ngã, chuyện bà Phát bị chết, cả chuyện bố bị ngã xe nữa. Ông ấy dẫn bố ra, cởi áo ngoài của bố chỉ những vết thương cho mọi người xem. Ông ấy cũng nhắc đến anh nữa, ông ấy bảo chỉ vì bị nhiễm nước mưa, anh ốm nặng. Ông ấy gán hết tội tình cho trời mưa và nước lụt. Anh biết sao không? Sau khi ông ấy nói xong, không biết ai hô lên: “Đả đảo nước lụt” . Rồi mọi người nắm tay lại, giơ lên trời cùng hô theo: ”Đả đảo! Đả đảo!”, xem buồn cười ghê vậy đó...
- Nước lụt mà đả đảo cái gì?
- Ông Hiền cũng nói như anh vậy. Ông ấy bảo trách trời là một lẽ, dân xóm phải tự trách mình nữa. Rồi sau đấy, ông ấy nói về cách chống lụt, mọi người lên cho ý kiến như hôm trước vậy...
- Thế bây giờ họ còn họp không?
- Hết họp rồi...
- Sao bố chưa về?
- Bố theo người ta đi sang ấp bên kia...
- Sang bên ấy làm gì vậy?
- Em nghe ông Hiền nói: Để đưa thỉnh nguyện lên chính quyền! Mà thỉnh nguyện là gì vậy anh?
- Ơ... thì là... là xin cái gì đó... Nhưng sao lại phải đi nhiều người? Mầy có biết không?
- Để em kể cho anh nghe. Một lúc, ông Hiền nói : ”Chúng tôi sẽ đưa tờ thỉnh nguyện này lên trụ sở ấp nhờ họ chuyển giao tới cấp trên”. Một người nói : ”Đưa như thế vô ích, họ sẽ dìm đi ngay”. Một người khác : ”Muốn có kết quả, mình phải gây một tiếng vang mới được”. Người khác nữa : ”Mình phải kéo hết đến trụ sở ấp để làm áp lực”... Thế rồi mọi người ùn ùn kéo đi... Em định chạy theo thì nhớ lời anh dặn, chạy về kể cho anh biết... Bây giờ, anh biết rồi nhé, em ra ngoài ấy được không?
- Ừ , mày ra ngay đi, coi chừng họ đi mất thì nguy. Có gì lạ chạy về cho tao biết nữa nghe... Mà này, cái Loan đâu?
- Nó đi theo mọi người rồi...
Cái Trâm chạy vụt đi. Tôi càng nóng bụng hơn. Bực thật, chuyện sôi động như thế mà tôi phải ở nhà! Không ngờ chuyện lại diễn tiến như thế, chắc thế nào cũng có rắc rối... Cầu mong bố tôi đừng bị lôi thôi gì...
Một lúc sau, cái Trâm lại chạy về. Nó kể;
- Người ta đến trụ sở ấp rồi, đông lắm anh ơi! Mấy anh lính ở đằng ấp cầm súng đứng canh xem dễ sợ lắm. Vậy mà dân xóm mình chẳng e gì, hễ khi một người lính nào lên tiếng dọa, họ lại ồn ồn lên đả đảo...
- Mẹ vẫn còn ở sạp báo đấy chứ?
- Cái Loan cũng ở đấy luôn, mẹ không cho đi... Anh biết không, đến bố, mẹ cũng cản nữa, nhưng bố nhất định đi theo mọi người...
- Mầy chạy ra ngoài sạp báo nói với mẹ cho cái Loan về trông nhà để tao đi ra đấy xem một tí xem mẹ có chịu không?
Cái Trâm chạy đi, lát sau, nó trở lại, lắc đầu nói:
- Mẹ không cho, mẹ bảo anh còn ốm, không đi được...
Tôi buồn ra mặt, cái Trâm an ủi:
- Anh chịu khó ở nhà vậy,để em đi xem, về em kể cho anh nghe...
Tôi buông thõng:
- Ừ, thì mày đi đi...
Cái Trâm ngần ngừ:
- Anh ở nhà đừng buồn nhé...
Rồi mới chịu đi.
Tôi đi ra, đi vào, nôn nao khó chịu. Người tôi vẫn còn hơi hâm hấp nóng, sợ gió nữa, thế mà tôi chẳng đứng một chỗ được, ra ngoài cửa, mặc gió máy, nắng nôi, mắt ngóng em tôi về để nghe chuyện.
Khá lâu, cái Trâm mới chạy về. Nhưng lần này, cả mẹ tôi nữa. Mẹ tôi ôm hai hộp báo, cái Trâm ôm hộp thuốc lá , "sing-gôm", cái Loan le te theo sau. Đến nhà, mẹ tôi bảo tôi:
- Mau mau, mặc quần áo và đi xuống đằng ấp xem bố mày ra sao... Khổ quá, lại cảnh sát họ đến...
Tôi riu ríu nghe lời mẹ. Cái Trâm kể:
- Có đến hai xe cảnh sát hú còi ghê lắm anh à...
Mẹ tôi đóng cửa rồi hối hả dắt chúng tôi đi.
Mẹ con tôi đến Khu Trụ Sở đúng lúc bố tôi đang bị một người cảnh sát hỏi gì đó. Mẹ tôi vẹt đám đông tiến lên hàng đầu nghe ngóng. Người cảnh sát hỏi bố tôi:
- Ông là Nguyễn văn Khang, người đứng đầu trong bản danh sách những người hội họp hôm nọ ở nhà ông Đặn Huy Phủ phải không?
Bố tôi:
- Vâng, tôi là Nguyễn văn Khang
- Chúng tôi được lệnh mời ông, ông Đặng Huy Phủ và người cầm đầu cuộc họp gây náo loạn hôm nay về ty... Xin lỗi ông, vụ hôm nay ai là người tổ chức?
Ông Hiền bước ra:
- Thưa ông, hôm nay, tôi có tổ chức một cuộc họp ở nhà riêng và tôi đã xin phép Trưởng ấp... Việc kéo đến đây là do ý kiến chung của dân xóm chứ không ai cầm đầu cả...
Người cảnh sát:
- Vậy chúng tôi xin mời ông về ty luôn...
Lúc ấy, một người cảnh sát khác đang bắc loa phóng thanh nói với đám đông:
- Chúng tôi xin loan báo cho bà con được biết: cuộc họp của bà con hôm nay là bất hợp pháp, chúng tôi đã được lệnh tạm giữ những người cầm đầu, riêng phần bà con, chúng tôi yêu cầu bà con giải tán trong vòng trật tự. Nếu không, buộc lòng chúng tôi phải đưa bà con về ty...
Có vài tiếng la ó phản đối trong đám đông. Một người nói:
- Chúng tôi đến đây để đưa thỉnh nguyện chứ đâu có làm loạn...
- Chúng tôi yêu cầu bà con giữ im lặng và giải tán...
Đằng này, ông Phủ, ông Hiền và bố tôi đang phân bày với người cảnh sát chỉ huy. Không biết ba người lớn nói gì mà người cảnh sát chỉ lắc đầu. Cái Loan gọi:
- Bố ơi!
Bố tôi quay lại:
- Cái Loan đấy hở? Mẹ mày đâu rồi?
Mẹ tôi rươm rướm nước mắt:
- Tôi đây... ông có sao không?
- Họ cho đòi tôi và bác Phủ, bác Hiền về ty...
- Khổ thân tôi...
- Đã ngả ngũ ra sao đâu...
Mẹ tôi tấm tức khóc:
- Tôi đã bảo mà ông không chịu nghe...
- Nghe với không nghe cái gì... Đàn bà... Có nín đi không thì bảo?
Giọng bố tôi hơi gắt. Mẹ tôi rất kính nể chồng, thấy ông gắt, mẹ vội lau nước mắt, đứng im.
Người cảnh sát nói với ông Phủ, ông Hiền và bố tôi:
- Xin mời các ông theo tôi...
Ông Phủ, ông Hiền và bố tôi nhìn nhau rồi lặng lẽ bước theo người cảnh sát ra xe. Mẹ tôi bật khóc:
- Ông ơi! Ông bỏ mẹ con tôi rồi!
Đám đông cũng xôn xao hẳn lên khi thấy ba người bị đưa lên xe cảnh sát. Những tiếng “đả đảo” vang lên át hẳn tiếng loa phóng thanh yêu cầu giải tán.
Tôi bấu chặt lấy tay mẹ tôi, môi run run vì lo, vì sợ. Cái Loan khóc theo mẹ tôi, cái Trâm mới đỏ đôi mắt, nhìn đăm đăm về phía bố tôi. Bố tôi chợt quay sang người cảnh sát nói gì đó, và ông ta gật đầu. Sau đó, ông ta dẫn bố tôi tiến về phía người cảnh sát đang cầm loa phóng thanh. Ông ta bảo người cảnh sát kia trao loa phóng thanh cho bố tôi. Bố tôi hướng về phía dân xóm nói:
- Thưa các bác, cuộc họp của chúng ta với mục đích tạo một tiếng vang tuy gặp rắc rối, nhưng tôi nghĩ rằng đã thành công. Nghĩa là tiếng nói của chúng ta đã được chính quyền lưu tâm. Bác Phủ, bác Hiền và tôi được lệnh lên trình diện ở Ty cảnh sát tỉnh. Chúng tôi xin hứa với các bác, xin hứa với dân xóm là chúng tôi sẽ trình bày hết những nỗi khốn khó của xóm chúng ta cho những vị có thẩm quyền được rõ. Biết đâu chẳng nhờ thế mà nỗi lo lắng của xóm chúng ta được giải quyết mau lẹ. Bây giờ, tôi xin các bác một điều: các bác hãy giải tán, ai về nhà nấy lo làm ăn bình thường... Mong các bác vị tình tôi...
Sau lời kêu gọi của bố tôi, dân xóm mới chịu giải tán. Thấy đám đông đã phân tán, người cảnh sát ngỏ lời cảm ơn bố tôi rồi lại mời bố tôi lên xe, bố tôi xin phép được nhắn với mẹ con tôi ít điều. Bố tôi nói với mẹ tôi:
- Ở nhà cứ đi lấy báo về bán như thường, cho mấy đứa trẻ nghỉ học...
Dặn tôi:
- Thằng Tấn còn ốm, đừng đi đâu chơi nghe không, ở trong nhà cho chóng khỏi...
Dặn cái Trâm, cái Loan:
- Mẹ chúng mày có sai gì thì phải nghe lời, không được cãi, nghe chưa? Bố về, bố nghe mẹ mách chúng mầy hỗn thì có mà ốm đòn đấy...
Mẹ tôi hỏi:
- Rồi .. rồi liệu bao giờ ông về được?
- ... không chừng chiều nay tôi về được rồi... À này, thằng Phúc có xuống thì dặn nó đợi tôi ít hôm...
Bố tôi quay đi, leo lên xe cảnh sát ngồi cạnh ông Phủ, ông Hiền. Hai ông này cũng vừa dặn dò vợ con xong xuôi. Người cảnh sát tài xế cho xe chạy. Tiếng còi hú lên thật to rồi nhỏ dần theo bóng chiếc xe mất hút về cuối đường.
Tôi quay nhìn lại mẹ tôi. Mẹ tôi òa lên khóc. Cái Trâm, cái Loan khóc theo. Tôi cũng hu hu bưng mặt... Tiếng cái Loan:
- Mẹ ơi! bố đi bao giờ mới về?
- Cháu đã mua được nhà rồi bác à!
Là sau đó, nhất định càng nhanh càng tốt, mẹ con tôi thúc hối bố tôi lo chồng tiền, làm giấy tờ cho xong để còn nhận nhà, dọn khỏi xóm này. Vậy mà...
Bố tôi, dù đã nhất định dọn lên tỉnh, vẫn khăng khăng, đòi giúp tay với dân xóm họp bàn cách cải thiện tình hình nơi đây. Mới rồi, bố tôi lại gặp ông Hiền. Ông Hiền kể cho bố tôi biết:
- Sau cái hôm cảnh sát về lập biên bản buổi họp đằng nhà bác Phủ, tôi đã đi giải thích cho những người hôm ấy bị lấy lý lịch hiểu rõ luật lệ, họ đã bớt lo nhiều. Sau đó, tôi ngỏ ý với họ xem có nên tổ chức một cuộc họp nữa không? Dĩ nhiên lần này mình xin phép đàng hoàng, nhưng ai cũng thế, lắc đầu quầy quậy mà rằng: “Chả dám nữa” . Thật khổ, sao trước kia, khi chiếm đất, họ hung hăng thế. Bây giờ, mới chạm mặt với cảnh sát có một lần, họ đã sợ bở vía...
Bố tôi :
- Tôi nghĩ rằng nguyên nhân không phải chỉ do sự sợ sệt đâu, mà còn do cái tính an phận của dân xóm nữa...
- An phận! Gì chứ tình trạng này mà an phận mãi thì có ngày đến mà ... như bác Phát gái mất...
Bố tôi:
- Bây giơ chỉ có cách nào cho mọi người thấy rõ sự tai hại của cảnh lụt lội, may ra họ mới chịu tham gia việc họp bàn...
- Cách gì? (ông Hiền chép miệng) Tôi thấy chả có cách gì ngoài... một tai nạn như tai nạn của cái Loan nhà bác hay tai nạn của bác Phát gái cả...
- Đâu phải muốn có tai nạn là có được ngay...
Bố tôi thở dài, trầm ngâm. Bỗng bố đập tay xuống mặt bàn đánh bốp một cái, thở phào nhẹ nhõm:
- Tôi nghĩ ra rồi. Tại sao mình lại không cố ý tạo ra một tai nạn, bác thấy thế nào?
Tôi thấy ông Hiền cười mỉm, vỗ vai bố tôi:
- Bác thật nhanh trí... Cầu giời cho mình thành công....
*
- Con đây này bố!
Bố tôi lái xe đạp về chỗ tôi đứng trú mưa, vẫy tay bảo:
- Lên đây bố chở về... Thắt dây lưng áo mưa lại cho cẩn thận cái đã...
Tôi làm theo lời bố, sau đó, leo lên yên sau chiếc xe đạp, tay ôm cái cặp luồn trong áo mưa, tay ôm bụng bố. Cái áo mưa nhà binh bố tôi mặc rộng thùng thình ướt đẫm mà tôi ôm choàng, một tí thấy ấm áp lạ. Chừng như trong cái ấm áp đó có cả hơi ấm tình thương. Tôi hỏi bố:
- Sao hôm nay bố lại đi đón con?
- Bố có việc lên gần đây, thấy trời mưa, bố ghé lại đón mày về luôn thể...
Nói đoạn, bố tôi gò lưng đạp xe. Chiếc xe thoạt chạy, hơi lảo đảo một tí rồi lao vun vút. Thoáng chốc đã ra khỏi sân nhà thờ, xuống đường cái. Bố tôi chạy xe đạp xem thế mà cừ. Tay lái vững như bàn thạch!
Đường phố đã bắt đầu ngập nước, nơi cổng chợ, mực nước dâng đến phần ba bánh xe đạp, chắc lối vào xóm tôi, nước cũng đã lên đến đầu gối tôi. Xe cộ đã bắt đầu bị chết máy khi đi qua khu cổng chợ. Bố tôi đạp xe rẽ nước, tôi co chân lên để khỏi bị ướt , thế mà vẫn không tránh được. Xe chạy phăng phăng, tiếng nước rèn rẹt dưới bánh xe nghe vui tai quá. Tôi mỉm cười ao ước, giá buổi trời mưa nào bố tôi cũng đi đón thì thật là thú!
Ngõ vào xóm tôi, nước đã đến đầu gối trẻ con thật. Tôi hỏi bố:
- Mình đứng trú mưa đằng ông Phủ không bố?
Bố tôi lắc đầu:
- Có xe đạp đây mà phải trú cái gì. Bố đạp về dư sức...
Bố tôi đạp dư sức thật. Nước ngập nửa bánh xe, hẳn nhiên bi-đan khi đạp xuống, đập xuống nước rồi. Mỗi lần một chân đạp bi-đan của bố tôi đập xuống nước, tôi lại nghe bộp một tiếng. Bố tôi đạp có vẻ nặng nhọc thật đấy, nhưng chiếc xe đạp vẫn chạy ngon lành.
Đột nhiên , khi đi ngang nhà ông Hiền, chiếc xe lảo đảo. Tôi hoảng hốt ôm chặt lấy bụng bố. Có lẽ cái áo mưa rộng thùng thình làm bố tôi vướng chân, bố tôi líu quíu thế nào để chiếc xe đạp ngã xiêu vẹo, đâm sầm vào hàng rào kẽm gai nhà ông Hiền. Tôi ngã vật xuống ngõ, nơi dòng nước cuồn cuộn chảy. May mà không ngã vào hàng rào kẽm gai. Bố tôi xui xẻo, cả thân mình đổ vào cái hàng rào ấy. Tôi nghe tiếng bố tôi kêu:
- Chết tôi rồi!
Tôi hoảng quá, chạy lại bên bố. Từ trong nhà, ông bà Hiền nghe tiếng kêu chạy ra, rồi mấy ông bà nhà phía bên kia cũng đội mưa đến. Tất cả xúm lại, người giữ hàng rào – cái hàng rào đổ xiêu vì sức nặng của bố tôi – người gỡ bố tôi ra khỏi kẽm gai. Cái áo mưa làm vướng víu , phải một lúc, người ta mới đỡ bố tôi vào nhà ông Hiền được. Tôi vừa thút thít khóc vừa bước theo. Tôi hỏi:
- Bố có sao không bố?
Bố tôi không đáp mà nhăn mặt. Ông Hiền cởi áo bố tôi ra xem xét. Lưng bố tôi bị tám chín vết kẽm gai đâm, máu rịn chảy. Tôi sợ quá, khóc òa lên. Bấy giờ bố tôi mới gượng nhịn đau, bảo tôi:
- Nín đi con, bố không sao đâu... Chạy về cho mẹ với em mày biết... Mà thôi... ở đây với bố... Mưa gió thế này, mày đi thế nào được...
Ông Hiền:
- Để nhà tôi đi cho bác gái biết cho. Bác ngồi yên đây nhé, tôi vào lấy an-côn rửa vết thương cho... Khổ thân, đi đâu giữa lúc mưa gió thế này...?
Bố tôi kể:
- Ấy, tôi đi lên chợ mua ít rau, nhân tiện ghé trường đón thằng cháu về học... Hôm nay thật xui xẻo, đạp xe vừa đến đây thì sa ổ gà, loạng quạng đến ngã...
Một người buột miệng:
- Lụt lội thế này thì còn tai nạn...
Bố tôi vừa rên rỉ khi ông Hiền thoa an-côn lên vết thương, vừa nói:
- Bác nói phải đấy... lụt lội thế này thì chẳng sao tránh được tai nạn.
Tôi thấy mắt ông Hiền lóe ngời, chừng như ông vừa nghĩ ra điều gì. Ông tiếp lời bố tôi:
- Khổ quá, tình trạng xóm mình thì thế đấy mà tôi đi hô hào họp nhau bàn cách chống lụt, chẳng ai chịu tham gia cả...
Tôi sực nhớ đến lời bố tôi hôm trước: ”Tại sao mình lại không cố ý tạo ra một tai nạn?”... Tôi nhớ rõ vừa rồi, bố tôi bảo tại sa ổ gà, bố tôi mới bị ngã. Nhưng... làm gì bố tôi có sa ổ gà... nếu có thì tôi đã biết rồi chứ... Ít ra tôi cũng bị nẩy người lên, đằng này chả thấy gì hết...
*
Lại một sáng chủ nhật, bố tôi nghỉ bán phở. Mẹ tôi hỏi:
- Hôm nay ông khó chịu à?
Bố tôi lắc đầu:
- Khó chịu gì đâu, tôi nghỉ để đi họp...
Mẹ tôi rối lên:
- Không được đâu... tôi xin ông... Chả họp với hành gì nữa, rồi lại cò bót lôi thôi... Ông thương mẹ con tôi mà...
Bố tôi gắt:
- Ở nhà để người ta khinh cho ấy à? Tôi nhận lời rồi...
- Thế ông nhất định đi đấy hở?
- Chứ tôi nói chơi đấy?
Mẹ tôi thở dài thườn thượt:
- Khổ thân tôi... Ông mà có bề gì thì tôi biết lo liệu làm sao đây...
Ngừng một chút, mẹ tôi nói tiếp:
- Mà lần này họp ở đâu? Ai chủ trương? Ai cầm đầu?
Bố tôi bật cười :
- Bà lo là tôi cầm đầu phải không? Cứ yên trí đi, tôi lại họp với người ta cho có mặt thế thôi... Chuyện này là do bác Hiền chủ xướng... và lần này họp ở nhà bác ấy, có xin phép Trưởng ấp rồi...
- Ừ, như thế tôi cũng bớt lo một tí...
- Ấy cũng nhờ cái vụ ngã xe của tôi mà bác Hiền đi cổ động dân xóm, họ bằng lòng đấy...
Nói rồi, bố tôi mỉm cười ra vẻ hài lòng lắm.
Lần họp này, tôi không đi chứng kiến được. Mẹ tôi đã ra trông sạp báo, cái Trâm, cái Loan bỏ đi xem, tôi ốm chưa khỏi, đành ở nhà trông nhà. Tôi dặn cái Trâm, cái Loan:
- Chúng mày xem một tí rồi một đứa chạy về kể cho tao nghe nhé!
Cả nhà đi khỏi, tôi còn một mình, nóng bụng như có lửa đốt. Đến gần mười giờ, cái Trâm chạy về. Nhìn vẻ mặt hớt ha hớt hải của nó, tôi đoán chừng có chuyện gì lôi thôi rồi; quả nhiên, cái Trâm vừa thở vừa kể cho tôi biết:
- Dân xóm họp ở nhà ông Hiền đông lắm. Họ đứng cả ra ngoài ngõ nữa. Em thấy ông Hiền kể chuyện cái Loan bị ngã, chuyện bà Phát bị chết, cả chuyện bố bị ngã xe nữa. Ông ấy dẫn bố ra, cởi áo ngoài của bố chỉ những vết thương cho mọi người xem. Ông ấy cũng nhắc đến anh nữa, ông ấy bảo chỉ vì bị nhiễm nước mưa, anh ốm nặng. Ông ấy gán hết tội tình cho trời mưa và nước lụt. Anh biết sao không? Sau khi ông ấy nói xong, không biết ai hô lên: “Đả đảo nước lụt” . Rồi mọi người nắm tay lại, giơ lên trời cùng hô theo: ”Đả đảo! Đả đảo!”, xem buồn cười ghê vậy đó...
- Nước lụt mà đả đảo cái gì?
- Ông Hiền cũng nói như anh vậy. Ông ấy bảo trách trời là một lẽ, dân xóm phải tự trách mình nữa. Rồi sau đấy, ông ấy nói về cách chống lụt, mọi người lên cho ý kiến như hôm trước vậy...
- Thế bây giờ họ còn họp không?
- Hết họp rồi...
- Sao bố chưa về?
- Bố theo người ta đi sang ấp bên kia...
- Sang bên ấy làm gì vậy?
- Em nghe ông Hiền nói: Để đưa thỉnh nguyện lên chính quyền! Mà thỉnh nguyện là gì vậy anh?
- Ơ... thì là... là xin cái gì đó... Nhưng sao lại phải đi nhiều người? Mầy có biết không?
- Để em kể cho anh nghe. Một lúc, ông Hiền nói : ”Chúng tôi sẽ đưa tờ thỉnh nguyện này lên trụ sở ấp nhờ họ chuyển giao tới cấp trên”. Một người nói : ”Đưa như thế vô ích, họ sẽ dìm đi ngay”. Một người khác : ”Muốn có kết quả, mình phải gây một tiếng vang mới được”. Người khác nữa : ”Mình phải kéo hết đến trụ sở ấp để làm áp lực”... Thế rồi mọi người ùn ùn kéo đi... Em định chạy theo thì nhớ lời anh dặn, chạy về kể cho anh biết... Bây giờ, anh biết rồi nhé, em ra ngoài ấy được không?
- Ừ , mày ra ngay đi, coi chừng họ đi mất thì nguy. Có gì lạ chạy về cho tao biết nữa nghe... Mà này, cái Loan đâu?
- Nó đi theo mọi người rồi...
Cái Trâm chạy vụt đi. Tôi càng nóng bụng hơn. Bực thật, chuyện sôi động như thế mà tôi phải ở nhà! Không ngờ chuyện lại diễn tiến như thế, chắc thế nào cũng có rắc rối... Cầu mong bố tôi đừng bị lôi thôi gì...
Một lúc sau, cái Trâm lại chạy về. Nó kể;
- Người ta đến trụ sở ấp rồi, đông lắm anh ơi! Mấy anh lính ở đằng ấp cầm súng đứng canh xem dễ sợ lắm. Vậy mà dân xóm mình chẳng e gì, hễ khi một người lính nào lên tiếng dọa, họ lại ồn ồn lên đả đảo...
- Mẹ vẫn còn ở sạp báo đấy chứ?
- Cái Loan cũng ở đấy luôn, mẹ không cho đi... Anh biết không, đến bố, mẹ cũng cản nữa, nhưng bố nhất định đi theo mọi người...
- Mầy chạy ra ngoài sạp báo nói với mẹ cho cái Loan về trông nhà để tao đi ra đấy xem một tí xem mẹ có chịu không?
Cái Trâm chạy đi, lát sau, nó trở lại, lắc đầu nói:
- Mẹ không cho, mẹ bảo anh còn ốm, không đi được...
Tôi buồn ra mặt, cái Trâm an ủi:
- Anh chịu khó ở nhà vậy,để em đi xem, về em kể cho anh nghe...
Tôi buông thõng:
- Ừ, thì mày đi đi...
Cái Trâm ngần ngừ:
- Anh ở nhà đừng buồn nhé...
Rồi mới chịu đi.
Tôi đi ra, đi vào, nôn nao khó chịu. Người tôi vẫn còn hơi hâm hấp nóng, sợ gió nữa, thế mà tôi chẳng đứng một chỗ được, ra ngoài cửa, mặc gió máy, nắng nôi, mắt ngóng em tôi về để nghe chuyện.
Khá lâu, cái Trâm mới chạy về. Nhưng lần này, cả mẹ tôi nữa. Mẹ tôi ôm hai hộp báo, cái Trâm ôm hộp thuốc lá , "sing-gôm", cái Loan le te theo sau. Đến nhà, mẹ tôi bảo tôi:
- Mau mau, mặc quần áo và đi xuống đằng ấp xem bố mày ra sao... Khổ quá, lại cảnh sát họ đến...
Tôi riu ríu nghe lời mẹ. Cái Trâm kể:
- Có đến hai xe cảnh sát hú còi ghê lắm anh à...
Mẹ tôi đóng cửa rồi hối hả dắt chúng tôi đi.
Mẹ con tôi đến Khu Trụ Sở đúng lúc bố tôi đang bị một người cảnh sát hỏi gì đó. Mẹ tôi vẹt đám đông tiến lên hàng đầu nghe ngóng. Người cảnh sát hỏi bố tôi:
- Ông là Nguyễn văn Khang, người đứng đầu trong bản danh sách những người hội họp hôm nọ ở nhà ông Đặn Huy Phủ phải không?
Bố tôi:
- Vâng, tôi là Nguyễn văn Khang
- Chúng tôi được lệnh mời ông, ông Đặng Huy Phủ và người cầm đầu cuộc họp gây náo loạn hôm nay về ty... Xin lỗi ông, vụ hôm nay ai là người tổ chức?
Ông Hiền bước ra:
- Thưa ông, hôm nay, tôi có tổ chức một cuộc họp ở nhà riêng và tôi đã xin phép Trưởng ấp... Việc kéo đến đây là do ý kiến chung của dân xóm chứ không ai cầm đầu cả...
Người cảnh sát:
- Vậy chúng tôi xin mời ông về ty luôn...
Lúc ấy, một người cảnh sát khác đang bắc loa phóng thanh nói với đám đông:
- Chúng tôi xin loan báo cho bà con được biết: cuộc họp của bà con hôm nay là bất hợp pháp, chúng tôi đã được lệnh tạm giữ những người cầm đầu, riêng phần bà con, chúng tôi yêu cầu bà con giải tán trong vòng trật tự. Nếu không, buộc lòng chúng tôi phải đưa bà con về ty...
Có vài tiếng la ó phản đối trong đám đông. Một người nói:
- Chúng tôi đến đây để đưa thỉnh nguyện chứ đâu có làm loạn...
- Chúng tôi yêu cầu bà con giữ im lặng và giải tán...
Đằng này, ông Phủ, ông Hiền và bố tôi đang phân bày với người cảnh sát chỉ huy. Không biết ba người lớn nói gì mà người cảnh sát chỉ lắc đầu. Cái Loan gọi:
- Bố ơi!
Bố tôi quay lại:
- Cái Loan đấy hở? Mẹ mày đâu rồi?
Mẹ tôi rươm rướm nước mắt:
- Tôi đây... ông có sao không?
- Họ cho đòi tôi và bác Phủ, bác Hiền về ty...
- Khổ thân tôi...
- Đã ngả ngũ ra sao đâu...
Mẹ tôi tấm tức khóc:
- Tôi đã bảo mà ông không chịu nghe...
- Nghe với không nghe cái gì... Đàn bà... Có nín đi không thì bảo?
Giọng bố tôi hơi gắt. Mẹ tôi rất kính nể chồng, thấy ông gắt, mẹ vội lau nước mắt, đứng im.
Người cảnh sát nói với ông Phủ, ông Hiền và bố tôi:
- Xin mời các ông theo tôi...
Ông Phủ, ông Hiền và bố tôi nhìn nhau rồi lặng lẽ bước theo người cảnh sát ra xe. Mẹ tôi bật khóc:
- Ông ơi! Ông bỏ mẹ con tôi rồi!
Đám đông cũng xôn xao hẳn lên khi thấy ba người bị đưa lên xe cảnh sát. Những tiếng “đả đảo” vang lên át hẳn tiếng loa phóng thanh yêu cầu giải tán.
Tôi bấu chặt lấy tay mẹ tôi, môi run run vì lo, vì sợ. Cái Loan khóc theo mẹ tôi, cái Trâm mới đỏ đôi mắt, nhìn đăm đăm về phía bố tôi. Bố tôi chợt quay sang người cảnh sát nói gì đó, và ông ta gật đầu. Sau đó, ông ta dẫn bố tôi tiến về phía người cảnh sát đang cầm loa phóng thanh. Ông ta bảo người cảnh sát kia trao loa phóng thanh cho bố tôi. Bố tôi hướng về phía dân xóm nói:
- Thưa các bác, cuộc họp của chúng ta với mục đích tạo một tiếng vang tuy gặp rắc rối, nhưng tôi nghĩ rằng đã thành công. Nghĩa là tiếng nói của chúng ta đã được chính quyền lưu tâm. Bác Phủ, bác Hiền và tôi được lệnh lên trình diện ở Ty cảnh sát tỉnh. Chúng tôi xin hứa với các bác, xin hứa với dân xóm là chúng tôi sẽ trình bày hết những nỗi khốn khó của xóm chúng ta cho những vị có thẩm quyền được rõ. Biết đâu chẳng nhờ thế mà nỗi lo lắng của xóm chúng ta được giải quyết mau lẹ. Bây giờ, tôi xin các bác một điều: các bác hãy giải tán, ai về nhà nấy lo làm ăn bình thường... Mong các bác vị tình tôi...
Sau lời kêu gọi của bố tôi, dân xóm mới chịu giải tán. Thấy đám đông đã phân tán, người cảnh sát ngỏ lời cảm ơn bố tôi rồi lại mời bố tôi lên xe, bố tôi xin phép được nhắn với mẹ con tôi ít điều. Bố tôi nói với mẹ tôi:
- Ở nhà cứ đi lấy báo về bán như thường, cho mấy đứa trẻ nghỉ học...
Dặn tôi:
- Thằng Tấn còn ốm, đừng đi đâu chơi nghe không, ở trong nhà cho chóng khỏi...
Dặn cái Trâm, cái Loan:
- Mẹ chúng mày có sai gì thì phải nghe lời, không được cãi, nghe chưa? Bố về, bố nghe mẹ mách chúng mầy hỗn thì có mà ốm đòn đấy...
Mẹ tôi hỏi:
- Rồi .. rồi liệu bao giờ ông về được?
- ... không chừng chiều nay tôi về được rồi... À này, thằng Phúc có xuống thì dặn nó đợi tôi ít hôm...
Bố tôi quay đi, leo lên xe cảnh sát ngồi cạnh ông Phủ, ông Hiền. Hai ông này cũng vừa dặn dò vợ con xong xuôi. Người cảnh sát tài xế cho xe chạy. Tiếng còi hú lên thật to rồi nhỏ dần theo bóng chiếc xe mất hút về cuối đường.
Tôi quay nhìn lại mẹ tôi. Mẹ tôi òa lên khóc. Cái Trâm, cái Loan khóc theo. Tôi cũng hu hu bưng mặt... Tiếng cái Loan:
- Mẹ ơi! bố đi bao giờ mới về?
_____________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VIII